Sau vàng và đồng, thêm một kim loại khác bước vào thời kỳ sốt giá: Tăng 60% một năm qua, nhu cầu trên toàn cầu tăng vọt
Kim loại này vừa đạt mức cao nhất mọi thời đại trước bối cảnh nhu cầu từ xe điện và pin mặt trời tăng cao.
- 15-05-2024Sau vàng, thêm một mặt hàng bước vào chu kỳ bão giá: Nguồn cung liên tục thiếu hụt, Trung Quốc săn mua 1 nửa của thế giới
- 13-05-2024Trung Quốc đang nắm giữ ‘át chủ bài năng lượng’ giá rẻ mà cả thế giới thèm khát: Kiểm soát 80% chuỗi cung ứng, tốc độ tăng trưởng vượt xa Mỹ, châu Âu
- 23-04-2024Không phải vàng hay bạc, đây mới là kim loại sắp bước vào chu kỳ bùng nổ: Tiêu thụ 10 triệu tấn trong thập kỷ tới, nguồn cung đang thiếu trầm trọng
Theo ET, giá bạc trong phiên giao dịch ngày 16/5 đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đạt, đạt 90.000 Rs/kg (tương đương 1.077 USD). Nguyên nhân của mức tăng phi mã này là do sự gia tăng ứng dụng công nghiệp của kim loại quý trong bối cảnh khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sắp giảm lãi suất.
Giá bạc đã tăng hơn 2.000 Rs, tương đương gần 4%, chỉ trong một phiên giao dịch và kết thúc ở mức 87.476 Rs/kg. Trong vòng một tháng, giá bạc đã tăng hơn 5% dẫn đến mức tăng hàng năm là 60%. Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu bạc ngày càng tăng từ các nhà sản xuất xe điện (EV) và tấm pin mặt trời quang điện.
Chuyên gia ngành kim loại Prithviraj Kothari cho biết, giá cao đã thúc đẩy việc bán bạc gia dụng ở khu vực Zaveri Bazaar tại Mumbai. “Mọi người đang bán thỏi, đồng xu và đồ dùng bằng bạc để có tiền mặt trong tay. Ngoài ra, sau một thời gian dài, bạc đang chứng kiến một đợt tăng giá như vậy và người tiêu dùng muốn tận dụng tối đa nó,” Kothari nói.
Jateen Trivedi, Nhà phân tích, nghiên cứu hàng hóa và tiền tệ tại LKP Securities cho biết: “Giá bạc tăng sau các báo cáo về lạm phát ở Mỹ chậm lại, thúc đẩy kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Nhu cầu về bạc vẫn mạnh, đặc biệt là trong lĩnh vực xe điện và quang điện, khi mức tiêu thụ xe điện tiếp tục tăng, góp phần vào xu hướng tăng giá trên thị trường bạc.”
Tại Ấn Độ, nhập khẩu bạc tăng khoảng 30% trong năm tài chính 2024 ở mức 1.561,8 tấn, tăng từ mức 1.173,89 tấn trong năm tài chính 2023. Mua sắm công nghiệp tăng và giá cả ổn định đã dẫn đến nhu cầu về bạc tăng trong năm tài chính 2024. Nhập khẩu bạc vẫn tích cực trong tháng 4, nhưng chậm hơn so với tháng trước.
Theo Silver Institute và Metals Focus, một công ty tư vấn nghiên cứu kim loại quý có trụ sở tại London, nhu cầu về đồ trang sức bạc trên toàn cầu được dự báo sẽ tăng 6%, dẫn đầu là Ấn Độ.
“Giá vàng cao đang thúc đẩy nhiều người tìm đến đồ trang sức bạc mạ vàng ở các vùng nông thôn Ấn Độ. Điều đó cũng đang thúc đẩy nhu cầu bạc”, Rajesh Rokde làm việc tại Rokde Jewellers có trụ sở tại Nagpur cho biết.
Hiện nay, lượng bạc chưa khai thác vẫn còn khá lớn. Peru được cho là có trữ lượng bạc lớn nhất thế giới, khoảng 93.000 tấn. Australia và Ba Lan theo sát phía sau. Ngày nay, ước tính thế giới còn khoảng 500.000 tấn bạc chưa được phát hiện. Nhà sản xuất bạc lớn nhất thế giới là Mexico với sản lượng bạc năm 2020 là khoảng 5.600 tấn. Trong năm này, gần 25.000 tấn bạc được sản xuất trên toàn cầu. Trong đó, Peru, Trung Quốc, Nga và Chile là những quốc gia khác có đóng góp lớn.
Theo ET, Tradingeconomics
Nhịp sống thị trường