Sau yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ KHCN rút ngắn thời gian chậm ban hành văn bản từ 1-2 tháng xuống 15 ngày
Trong khi đang báo cáo kết quả làm việc tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, ông Trần Việt Thanh (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc nhở về Thông tư hướng dẫn mà Bộ này đang chậm ban hành.
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
"Tôi đến vì những cam kết mạnh mẽ"
Trong khi Thứ trưởng Trần Việt Thanh đang đọc bản báo cáo về Đổi mới sáng tạo của ngành Khoa học và Công nghệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhắc nhở về Thông tư 28 đang bị chậm trễ trong soạn thảo. Đây là Thông tư về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Theo ông Thanh, Nghị định của Chính phủ mới chỉ vừa ban hành trong tháng 2/2017 và công việc đối với Bộ KHCN là hết sức vất vả. Quy trình là phải tổ chức các cuộc hop với sự chủ trì của nhiều bộ trưởng, VCCI và doanh nghiệp đóng góp ý kiến.
Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh.
“Nghị định này được ban hành vào tháng 2. Xin phép Phó Thủ tướng, trong thời hạn 1-2 tháng chúng tôi sẽ hoàn thiện tất cả các văn bản liên quan” – ông Thanh đề nghị.
Không đồng ý với sự chậm trễ của Bộ KHCN, Phó Thủ tướng cho rằng không thể đổ lỗi vì Nghị định mới được ban hành. Nguyên tắc là mọi văn bản hướng dẫn khác phải đầy đủ ngay khi Nghị định Chính phủ ban hành. “Tôi cần những cam kết mạnh mẽ từ các bộ ngành, mới đến dự hội nghị này” – ông Đam nói với Thứ trưởng Bộ KHCN.
Sau câu nói của Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ KHCN đã đáp lời bằng cam kết “15 ngày”.
Cần những nỗ lực theo cấp số nhân
Điểm lại 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng VIện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng những nỗ lực của Chính phủ là đáng ghi nhận. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện liên tục. Chỉ tính riêng năm 2016, thứ hạng của Việt Nam đã tăng 9 bậc (từ vị trí 91 lên vị trí 82), mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008.
Tuy nhiên, tốc độ triển khai thực hiện các giải pháp mà Nghị quyết 19 đưa ra còn rất chậm. Theo ông Cung, “kết quả hàng năm chỉ như một phép cộng đơn giản”. Mỗi rào cản được xóa bỏ hiện nay là kết quả của nỗ lực kiên trì trong nhiều năm của nhiều bên. Do đó, Chính phủ chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực.
Trong khi đó, Chính phủ có mong muốn đạt trung bình ASEAN 4 trên 10 tiêu chí về môi trường kinh doanh trong năm 2017. Như vậy các bộ , ngành sẽ không thể chỉ cải cách theo kiểu truyền thống, tuần tự từng bước. Chia sẻ cảm nhận về công chức, ông Cung còn cho rằng mục tiêu năm 2017 sẽ không thể đạt nếu cán bộ tiếp tục thiếu sự tích cực và năng động.
“Muốn cải thiện mạnh mẽ năng lực cạnh tranh quốc gia, kết quả hiện tại phải tăng theo cấp số nhân, cấp lũy thừa” – ông Cung khẳng định.
Nghị quyết 19/2017, Việt Nam sẽ áp dụng 4 phương pháp đánh giá để có cái nhìn toàn diện về môi trường kinh doanh trong nước. Cụ thể: Môi trường kinh doanh (Theo WB); Năng lực cạnh tranh toàn cầu (theo WEF); Đổi mới sáng tạo (theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) và Chính phủ điện tử (theo Liên Hiệp Quốc). Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đùa rằng, phải như Bộ KHCN thì đất nước mới nhanh tiến bộ được.