Saudi Arabia từ chối yêu cầu của Mỹ về hoãn cắt giảm sản lượng dầu
Cơ sở lọc dầu của tập đoàn năng lượng Saudi Aramco ở Dammam, Saudi Arabia. Ảnh: THX/TTXVN
Các quan chức Saudi Arabia đã thẳng thừng từ chối yêu cầu của Nhà Trắng khi Mỹ muốn Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) trì hoãn thêm 1 tháng quyết định cắt giảm sản lượng dầu.
- 24-08-2022Câu chuyện về tháp Jeddah của Saudi Arabia với tham vọng soán ngôi công trình cao nhất thế giới
- 07-08-2022Nga cạnh tranh với Saudi Arabia để bán dầu ở Ấn Độ
- 04-08-2022Toà nhà 170km của Saudi Arabia chỉ là một phần, siêu thành phố NEOM 500 tỷ USD, lớn gấp 33 lần New York mới là tham vọng lớn
- 29-07-2022Saudi Arabia xây siêu thành phố dài 170km giữa sa mạc cho 9 triệu người, không đường xá, không khí thải
Dẫn các nguồn tin biết rõ vấn đề, Tạp chí Phố Wall (WSJ) ngày 11/10 đưa tin quan chức Mỹ đã cảnh cáo Saudi Arabia rằng quyết định cắt giảm sản lượng sẽ bị coi là lựa chọn đứng về phía Nga trong cuộc xung đột với Ukraine, cũng như động thái này sẽ làm Mỹ giảm ủng hộ Saudi Arabia.
Theo bài báo, các quan chức Mỹ đã yêu cầu các đối tác tại Saudi Arabia và các nhà sản xuất lớn khác ở vùng Vịnh trì hoãn quyết định thêm một tháng nữa.
Tuy nhiên, các quan chức Saudi Arabia cho rằng nguyên nhân khiến Washington muốn trì hoãn quyết định cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ là do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn có thời gian trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được tổ chức vào ngày 8/11 tới. Tại Mỹ, giác dầu tăng đột biến có thể tác động đáng kể đến vị thế của đảng Dân chủ đang nắm quyền. Quyền kiểm soát tại Quốc hội có thể chuyển từ đảng Dân chủ sang đảng Cộng hòa nếu giá dầu, vốn đã đẩy lạm phát của Mỹ lên mức cao nhất trong 40 năm, tiếp tục khiến người Mỹ tức giận.
Chính vì những lý do trên, Saudi Arabia đã kiên quyết nói không trước yêu cầu của Mỹ.
Trên thực tế, Saudi Arabia cần sự đồng ý từ các đồng minh OPEC, trong đó có Nga, để tiến hành cắt giảm sản lượng. Trong cuộc họp chính sách ngày 5/10 diễn ra tại Vienna (Áo), các Bộ trưởng Năng lượng thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.
Giá xăng tại các trạm của Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục: 5 USD/gallon vào giữa tháng 6. Chính quyền Tổng thống Biden sau đó đã ra lệnh giải phóng 150 triệu thùng từ kho dự trữ dầu của nước này nhằm đưa giá xăng dầu xuống mức thấp nhất là 3,70 USD/gallon vào giữa tháng 9. Tuy nhiên, giá xăng bắt đầu tăng trở lại trong hai tuần qua và có thể cao hơn nữa khi quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ có hiệu lực.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNN ngày 11/10, Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho rằng Mỹ cần đánh giá lại mối quan hệ của mình với Saudi Arabia.
"Tôi nghĩ rằng tổng thống đã thể hiện rất rõ ràng rằng mối quan hệ này cần được tiếp tục đánh giá và chúng ta cần xem xét lại. Tổng thống sẵn sàng làm việc với Quốc hội để suy nghĩ về mối quan hệ đó sẽ trở nên như thế nào trong tương lai”, Điều phối viên Kirby trả lời khi được hỏi về lời kêu gọi ngưng việc bán vũ khí cho Saudi Arabia của Đảng Dân chủ.
Động thái cắt giảm 2 triệu thùng/ngày được đưa ra sau mức giảm khiêm tốn 100.000 thùng/ngày mà OPEC+ thông báo vào đầu tháng 9. Sau đợt cắt giảm sản lượng đó, giá dầu toàn cầu tiếp tục giảm. Giá chuẩn dầu thô Brent đã giảm xuống còn 82 USD/thùng từ mức cao gần 140 USD/thùng vào tháng 3. Tình trạng đó đã thúc đẩy OPEC+ hướng tới mục tiêu cắt giảm sản lượng đáng kể hơn.
Báo tin tức