SCB chính thức giảm hạn mức chuyển tiền nhanh của tất cả khách hàng cá nhân xuống còn tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, ngân hàng này đã giảm hạn mức chuyển tiền nhanh Napas 247 của khách hàng cá nhân đến lần thứ ba, từ mức 200 triệu đồng/ngày xuống còn 10 triệu đồng/ngày. Hạn mức này áp dụng với tất cả giao dịch tại quầy và qua kênh SCB eBanking.
- 12-09-2024Vì sao các ngân hàng đồng loạt xóa sổ thẻ từ?
- 12-09-2024Một ngân hàng lớn sẽ ngưng giao dịch đối với khách hàng sử dụng chứng minh nhân dân từ ngày 1/1/2025
- 12-09-2024Bất ngờ bị trừ tiền trong thẻ, nhiều người tá hỏa tưởng bị hack: Nguyên nhân hóa ra do lỡ tay dùng thử ứng dụng miễn phí
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa thông báo điều chỉnh hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 dành cho Khách hàng cá nhân từ 13h ngày 12/09/2024.
Theo đó, khách hàng cá nhân sẽ chỉ được chuyển tiền nhanh tối đa 10 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng, áp dụng với tất cả giao dịch tại quầy và qua kênh SCB eBanking.
Cụ thể hơn, đối với các giao dịch chuyển tiền nhanh áp dụng phương thức xác thực vân tay/Face ID, khách hàng được chuyển tối đa 2 triệu đồng/lần và tối đa 10 triệu/ngày.
Với các giao dịch chuyển tiền nhanh xác thực qua SMS OTP, Soft OTP/Token Keypass, hạn mức tối đa là 10 triệu đồng/lần và tối đa 10 triệu đồng/ngày.
Trước đó, ngân hàng SCB cũng đã có 2 lần điều chỉnh hạn mức giao dịch Chuyển tiền nhanh Napas 247 từ tối đa 200 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng xuống 100 triệu đồng/lần/ngày/khách hàng vào ngày 15/8/2024, và xuống 50 triệu đồng/lần/khách hàng vào ngày 23/8/2024.
Đối với các giao dịch khác, hạn mức được giữ nguyên. Trong đó, chuyển tiền trong hệ thống có hạn mức: tối đa 2 triệu đồng/lần và 100 triệu đồng/ngày đối với xác thực bằng vân tay/Face ID; 100 triệu đồng/lần/ngày đối với SMS OTP và 3 tỷ đồng/lần/ngày đối với Soft OTP/Token Keypass.
Hạn mức giao dịch thanh toán hoá đơn của khách hàng cá nhân SCB là 100 triệu đồng/ngày. Các giao dịch thanh toán này gồm có thanh toán hoá đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, mua bảo hiểm, QRPay thanh toán, Đặt vé máy bay,…
Song song với việc giảm mạnh hạn mức giao dịch chuyển tiền, SCB liên tục chấm dứt hoạt động các phòng giao dịch thời gian qua. Gần nhất ngày 30/8, nhà băng thông báo đóng cử 13 phòng giao dịch. Theo thống kê từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), tính từ tháng 6/2023 đến nay, SCB đã giải thể hoạt động 120 PGD tại các tỉnh thành, riêng tại TP.HCM là 64 PGD, tại các tỉnh thành khác là 56 PGD.
SCB khẳng định, việc chấm dứt hoạt động của các phòng giao dịch trên không ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ tại các điểm giao dịch khác của ngân hàng SCB.
Ngày 15/10/2022, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ Vietcombank , BIDV, VietinBank, Agribank để tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.
Nhịp sống thị trường
- KienlongBank tiên phong triển khai đồng bộ cả 2 dự án Basel III & ESG
- Fitch Ratings nâng mức triển vọng tín dụng dài hạn của ACB từ ổn định lên “tích cực”
- VDSC: Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trên diện rộng
- Rủi ro tài sản các ngân hàng thương mại được kiểm soát sau bão Yagi
- Ngân hàng tiên phong xây dựng văn hóa số sáng tạo và gắn kết