SCMP: Điều gì khiến cung ứng châu Á mạnh hơn bao giờ hết, bất chấp những dự báo đứt gãy trước đây?
Chỉ vài tháng trước, nhiều người đã nhận định, chuỗi cung ứng tại châu Á đang dần sụp đổ, hay một cuộc chiến thương mại khốc liệt sắp xảy ra. Bên cạnh đó, đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.
- 07-06-2021Sắp tới, doanh nghiệp không được thanh toán tiền mặt?
- 06-06-2021Những phát biểu đáng chú ý trong lễ ra mắt Quỹ vaccine phòng chống Covid-19
- 05-06-2021Nhật Bản dự kiến cung cấp vaccine Covid-19 cho Việt Nam ngay trong tháng 6
Song, South China Morning Post nhận định, bất chấp tất cả những thách thức này, chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Trong khi đó, khu vực được đánh giá là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vẫn tiếp tục bị gián đoạn. Mức thuế song phương trung bình bị "kẹt" ở con số gần 20%. Đây là trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp và trung bình.
Những hạn chế về chuyển giao công nghệ đang tạo ra những bất ổn "đè nặng" trong khu vực, đặc biệt khi châu Á là nơi khoảng 1/3 hàng xuất khẩu là đồ điện tử. Trong khi đó, đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt mọi thứ, từ linh kiện xe đạp đến chất bán dẫn.
Câu hỏi đặt ra là, liệu sản xuất tại châu Á có bị đứt gãy?
Câu trả lời là không. Các chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có tính cạnh tranh cao, cùng với khả năng cung cấp hàng hóa với giá cả và quy mô mà một số khu vực khác khó có thể sánh kịp. Thực tế, vẫn có một số công ty đã cắt giảm đáng kể hoạt động tìm nguồn cung hoặc mở rộng sản xuất ở châu Á. Nhưng nhìn chung, chuỗi cung ứng trong khu vực vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Thỏa thuận thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng không khiến thương mại song phương dừng lại. Bất chấp đại dịch làm suy giảm nhu cầu một cách nghiêm trọng, các lô hàng song phương trong năm vừa qua nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2016. Cũng trong năm 2020, khoảng 15% kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ liên quan đến thương mại với Trung Quốc.
Đặc biệt, khi căng thẳng thương mại vẫn tiếp diễn, thay vì giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng châu Á, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển sang khu vực ASEAN nhằm mở rộng hoạt động sản xuất. Năm ngoái, tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN tăng hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước đó. Đáng chú ý, đối với Việt Nam, trong quý 1/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cả nước, với kim ngạch tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.
Điều này cho thấy sự thay đổi của các chuỗi cung ứng châu Á theo chiều tích cực hơn. Lĩnh vực công nghệ là một ví dụ nổi bật. Rủi ro về chính sách đã thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn lại địa điểm để dịch chuyển nhà máy. Tuy nhiên, rất ít công ty chọn từ bỏ Trung Quốc: từ Tesla đến Apple.
Tại Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong giai đoạn dịch bệnh, vốn thực hiện vẫn đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 7%. Thực tế này cho thấy, những chính sách thu hút đầu tư linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh đã có hiệu quả tương đối cao.
Nhìn chung, chiến lược "Trung Quốc + 1" đang phát huy hiệu quả khi các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời chuyển một số chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang khu vực ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia...). Theo đó, vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu vượt Trung Quốc.
Đại dịch đã nêu bật tầm quan trọng của chuỗi cung ứng châu Á. Trừ giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm ngoái gặp phải những gián đoạn, còn lại sản xuất trên khắp châu Á nhanh chóng tăng lên mức kỷ lục. Mặc dù điều này không thể ngăn chặn tình trạng thiếu hụt toàn cầu, nhưng các chuỗi cung ứng châu Á đã chứng tỏ khả năng phục hồi cao và giúp ngăn chặn sự gián đoạn lớn hơn.
Khi lạm phát xảy ra tại phương Tây và các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực đầu vào, lợi thế về chi phí của việc tìm nguồn cung tại châu Á càng trở nên quan trọng hơn. Khác xa với những dự báo về chuỗi cung ứng châu Á trước đây, những thách thức vừa qua chỉ làm nổi bật thêm vai trò trung tâm của khu vực này, với ASEAN nổi lên là một trung tâm sản xuất quan trọng.