MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SD-WAN: Công nghệ đường truyền năm 2021 mà doanh nghiệp cần nắm giữ

05-03-2021 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

SD-WAN: Công nghệ đường truyền năm 2021 mà doanh nghiệp cần nắm giữ

Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, việc chuyển đổi sang SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) đang bắt đầu diễn ra với tốc độ nhanh hơn và được xác định là hướng phát triển phù hợp với điều kiện mới.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu 2020, tất cả hoạt động kinh tế, đời sống, giáo dục, ... phụ thuộc lớn vào môi trường Internet. Điều này đã tác động lớn đến các nhà lãnh đạo và quản trị CNTT, giúp họ nhanh chóng nhận ra những mặt hạn chế của mạng WAN truyền thống. Thay vào đó, SD-WAN là giải pháp thay thế với khả năng hỗ trợ đa dạng tính năng quản trị mạng WAN, thân thiện với mô hình đa đám mây và đảm bảo được an ninh mạng trong các môi trường khác nhau. Tất cả được kiểm soát trong một giao diện quản trị tập trung thông minh, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, doanh nghiệp đa quốc gia.

Theo báo cáo Market 360 Updates cũng dự báo, quy mô thị trường SD-WAN toàn cầu dự kiến tăng từ 791 triệu USD vào năm 2021 đến 4355,8 triệu USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hàng năm CAGR là 32,9 %.

Góc nhìn từ những "ông lớn đi trước"

Hàng loạt các doanh nghiệp về ngân hàng – tài chính, bán lẻ, logistic trên thế giới và Việt Nam đã tiên phong trong chuyển đổi này. Có thể kể đến như ngân hàng SoftBank, Burger King, IndiGo Airlines trong giải pháp SD-WAN của Fortinet; Lotte Group, Reece Group với giải pháp của Cisco hay Redmond, Star Financial trong giải pháp của VMware,…

Nhìn vào câu chuyện chuyển đổi của chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K có trụ sở chính tại Tempe, AZ (Hoa Kỳ) với hơn 15.000 địa điểm trên toàn cầu. Việc chuyển đổi sang SD-WAN của Cisco giúp đơn vị này có thể cắt giảm chi phí sử dụng các kênh truyền MPLS đắt tiền mà vẫn đảm bảo được tính liên tục cho các ứng dụng được ưu tiên như giao dịch thanh toán thẻ. Đơn vị này cho biết, so với mạng WAN truyền thống, rất khó để họ sử dụng mạng không dây 4G / LTE làm dự phòng bởi các thiết bị này phải đặt bên ngoài bộ định tuyến và thường không được giám sát bởi phần mềm quản lý tập trung. Giờ đây, SD-WAN đã có thể giải quyết tốt vấn đề này, rút ngắn được thời gian xử lý sự cố và thậm chí còn giúp họ dễ dàng chuyển đổi lên mạng 5G trong tương lai.

Đối với ngành Logistic tiêu biểu với câu chuyện của IndiGo Airline – hãng hàng không hàng đầu tại Ấn Độ với thị phần chiếm đến 46,9% và đứng thứ 7 tại châu Á. Với mong muốn giảm thiểu tối đa độ trễ, tăng tính liên tục và quản lý tập trung, IndiGo đã nhanh chóng chuyển đổi sang mô hình SD-WAN để hỗ trợ 54 quầy tại sân bay và điều phối lưu lượng truy cập đa thức - bao gồm MPLS, băng thông hoặc kênh thuê riêng (Internet Leased Line). Ông Lalit Gole, Phó Giám đốc CNTT – Hạ tầng mạng IndiGo cho biết: Giải pháp Fortinet Secure SD-WAN với khả năng kết hợp các tính năng mạng và bảo mật tường lửa FortiGate Next-Generation Firewalls giúp IndiGo định tuyến ứng dụng, cân bằng tải, giám sát hiệu suất và bảo mật dữ liệu khách hàng trong một thiết bị duy nhất, giúp giảm độ phức tạp trong quản lý và mang lại lợi ích chi phí đáng kể.

Tại Việt Nam, một doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu sau khi chuyển đổi thành công mô hình SD-WAN qua CMC Telecom với 18 điểm kết nối trên toàn thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đã có chia sẻ với tạp chí APAC CIO Advisor. Kết quả doanh nghiệp này cắt giảm được một nửa chi phí trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp tài chính. Bao gồm tính ổn định cao, dễ dàng quản lý tập trung, bảo mật được thông tin, mã hóa được dữ liệu trên đường truyền nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ truyền và phân tách gói tối ưu.

SD-WAN: Công nghệ đường truyền năm 2021 mà doanh nghiệp cần nắm giữ - Ảnh 1.

Tham khảo kiến trúc triển khai SD-WAN của CMC Telecom

SD-WAN mở đường cho việc phủ sóng mạng 5G

Sự phát triển của 5G đặt ra thách thức trong việc lựa chọn, giám sát và quản trị các kết nối, vượt xa khả năng quản lý của các bộ định tuyến biên truyền thống. Ông Lê Anh Vũ – Giám đốc sáng tạo CMC Telecom cho biết: 5G có mô hình kiến trúc đa phần dựa trên ảo hóa và sự đa dạng bởi nhiều thành phần tham gia như nhà mạng truyền thống, nhà cung cấp thiết bị 5G, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, ...Do đó, sự phức tạp của môi trường 5G đòi hỏi một hệ thống mạng thông minh như SD-WAN mới có thể giúp doanh nghiệp đơn giản hóa công tác quản trị này. Điều này cho thấy, SD-WAN sẽ là giải pháp mạng của tương lai mà các doanh nghiệp sớm muộn cũng phải bắt đầu chấp nhận chuyển đổi.

Ông Lê Anh Vũ chia sẻ về sự phức tạp của kiến trúc 5G trong buổi trò chuyện đầu năm cùng doanh nghiệp và các kênh truyền thông. Xem chi tiết buổi trò chuyện tại đây.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên