Sẽ thường xuyên công bố danh sách các trang 'web đen'
Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường rà quét, xử lý vi phạm trên mạng Internet, công bố bộ danh sách nội dung "sạch" và các trang "web đen" trên mạng của Việt Nam.
- 23-12-2022Thủ tướng dự lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Samsung
- 22-12-2022Cách sử dụng CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID và VssID thay thế thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh
- 22-12-2022Sử dụng tài khoản VNeID thay CCCD gắn chip khi đi ra đường có bị phạt không?
Bộ TT&TT sẽ thường xuyên cập nhật và công bố danh sách các website có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết như vậy tại hội nghị về thông tin điện tử ngày 22-12.
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - trưởng phòng thông tin điện tử Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - cho biết năm 2023 Bộ TT&TT sẽ tập trung xử lý tình trạng "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, đồng thời rà quét, xử lý vi phạm trên mạng Internet .
Bộ đã lập danh sách 77 trang thông tin điện tử, mạng xã hội có biểu hiện "báo hóa" để thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý vi phạm.
Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, thời gian qua Bộ TT&TT đã tạm dừng cấp phép đối với trang tin của cơ quan báo chí, siết chặt điều kiện cấp phép, đồng thời tổng rà soát, điều chỉnh tên để không gây nhầm lẫn với báo chí. Trong đó, 134 tên miền gây nhầm lẫn đã được bộ chuyển cho các sở TT&TT rà soát, xử lý. Trong năm 2022, cơ quan quản lý đã thu hồi một giấy phép, xử lý 12 doanh nghiệp với số tiền 185 triệu đồng, tạm dừng năm tên miền vi phạm.
Đối với việc xử lý vi phạm trên môi trường mạng, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã được tăng cường năng lực, có khả năng quét 300 triệu tin/ngày.
Một trong những biện pháp mà Bộ TT&TT sẽ thực hiện trong năm 2023 để bảo vệ người dùng trước các nội dung xấu độc, tin giả trên môi trường mạng là bộ sẽ thường xuyên cập nhật và công bố bộ danh sách nội dung "sạch" trên mạng (White List) và nội dung "đen" (Black List) của Việt Nam.
Theo Bộ TT&TT, hiện số lượng người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam vẫn tăng, đạt khoảng 77 triệu và có xu hướng đọc tin tức và tương tác trên mạng xã hội phổ biến hơn là đọc trên các ứng dụng chuyên cung cấp tin tức.
Tuổi trẻ