MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Secoin – đối tác cung cấp VLXD của Nam Long, Novaland, BIM… - đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng 110%

10-04-2022 - 12:11 PM | Doanh nghiệp

Secoin – đối tác cung cấp VLXD của Nam Long, Novaland, BIM… - đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng 110%

Mục tiêu trong năm 2022, doanh số thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 35% và thị trường trong nước chiếm khoảng 65%.

Là đơn vị chuyên sản xuất gạch ngói, VLXD… Secoin bị ảnh hưởng không nhỏ bởi Covid-19. Theo ban lãnh đạo, 2 năm vừa qua, thị trường xuất khẩu của Secoin giảm khoảng 40%. Đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và Secoin nói riêng, các biến động về chi phí nguyên vật liệu tăng cao, chi phí vận tải và logistic tăng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.

Đến đầu năm 2022, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Secoin đã trở lại bình thường và hiện nay đang tăng trưởng tốt. Không chỉ nhờ thị trường hồi phục, mà 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Công ty cũng đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, cân bằng tỷ trọng thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, Secoin tập trung vào các dự án lớn trong nước và các đối tác bất động sản tiền năng với mục tiêu trở thành đối tác chiến lược lâu dài. Mới đây, Secoin tiếp tục ký kết chiến lược với Nam Long (NLG), tiếp nối hợp tác gần đó với Novaland.

Được biết, Secoin và Nam Long đã hợp tác với nhau 10 năm qua. Và ký kết chiến lược lần này kỳ vọng hướng tới những dự án giá trị hơn trong tương lai.

Với những luận điểm trên, năm 2022, Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng toàn hệ thống đạt 170% so với năm 2021. Tương ứng, doanh thu dự kiến tăng khoảng 250% và lợi nhuận tăng 110% so với năm 2021.

Đặc biệt, năm nay Công ty sẽ tiến hành xây dựng và mở rộng 2 nhà máy mới tại Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu, khi các nhà máy này được đưa vào hoạt động, sản lượng cung ứng của chúng tôi sẽ tăng 250% so với trước đây để đáp ứng cho các đối tác.

Hiện, sản phẩm Secoin đã xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia trên 6 châu lục. Mục tiêu trong năm 2022, doanh số thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 35% và thị trường trong nước chiếm khoảng 65%.

Riêng với thị trường trong nước, doanh số chủ lực của Secoin là từ các đối tác lớn như Sun Group, DIC, BIM Group, Khang Điền, Phát Đạt, Nam Cường, Đạt Phương, Novaland, Nam Long…. Doanh số từ các tập đoàn lớn trong năm 2022 dự kiến chiếm khoảng 50% doanh thu của Secoin trên toàn hệ thống.

Nhận định về thị trường VLXD, theo ban lãnh đạo Secoin sau giai đoạn dịch bệnh và giãn cách xã hội trên toàn quốc, đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư bất động sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến ngành xây dựng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngành xây dựng cũng tác động và ảnh hưởng nặng nề đến ngành vật liệu xây dựng.

Nhưng, từ tháng 10/2021, các tỉnh thành trên cả nước mở cửa, các hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu phục hồi. Trong đó, 2 yếu tố lớn phải kể đến là:

(i) chủ trương đầu tư công của chính phủ như đẩy mạnh đầu tư hoàn thiện hệ thống cầu đường, đường cao tốc, cơ sở hạ tầng;

(ii) thị trường bất động sản hồi phục nhanh chóng, hàng loạt siêu dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản nhà ở được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, do đó tình hình hồi phục của ngành xây dựng nói chung và ngành vật liệu xây dựng nói riêng khá nhanh chóng.

Tuy vậy, ngành vật liệu xây dựng còn rất nhiều khó khăn như dịch bệnh chưa chấm dứt, chi phí logistic tăng nhanh, khan hiếm lao động và đặc biệt, các chi phí nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu tăng cao, làm cho giá thành vật liệu xây dựng tăng cao. Ngành vật liệu xây dựng năm 2022 sẽ có sự cạnh tranh gay gắt và sẽ tăng trưởng mạnh để phục vụ nhu cầu cung ứng cho hàng loạt các dự án bị tạm ngưng trong giai đoạn dịch bệnh. Ngoài ra, khi việc biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, dịch bệnh ngày càng được quan tâm, thì những sản phẩm xanh, không nung, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường, có khả năng tái sinh cũng được khách quan tâm và lựa chọn hàng đầu.

https://cafef.vn/secoin-doi-tac-cung-cap-vlxd-cua-nam-long-novaland-bim-dat-ke-hoach-loi-nhuan-nam-2022-tang-110-20220408162029053.chn

Tri Túc

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên