MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Seminar Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện

09-01-2021 - 08:00 AM | Doanh nghiệp

Seminar Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện

Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp chuyển hoá cơ hội mới, hoạch định chiến lược phát triển bền vững

Việt Nam đang liên tục đón những cơ hội mới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội cho tất cả các Quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Với chiến lược "Make in Vietnam", Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và hiện thực hóa khát vọng "Vì một Việt Nam hùng cường".

Song song với đó, năm 2020, trong khi GDP toàn Thế giới trung bình ở mức - 4,4%, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia GDP con số dương, cụ thể tăng 2,91%. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới và sẵn sàng bước vào giai đoạn "Bình Thường Mới".

Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu: Sau khi ký kết hiệp định EVFTA, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường 508 triệu dân, thuế nhập khẩu vào thị trường EU (GD: 18.000 tỷ USD) sẽ về 0% với tất cả các mặt hàng. Theo dự báo, EVFTA sẽ góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm 7,07 - 7,72%.

Đối với hiệp định CPTPP, tổng GDP của 11 nước thành viên chiếm đến 13,5% toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại lên tới hơn 10.000 tỷ USD. Dự báo, hiệp định này giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%.

Khi hiệp định RCEP có hiệu lực, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Với GDP gần 27.000 tỷ USD, RCEP sẽ làm tăng thêm 2,1% GDP của khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.

Để chuyển hóa những cơ mới nêu trên, Chính phủ liên tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chính sách như:

Quyết định 645/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025"

Quyết định 749/QĐ-TTg về việc Phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"

Quyết định 52-NQ/TW về việc "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư"

Nhưng, có thể nhận thấy

Thể chế chính sách dẫn được chuẩn bị kỹ lưỡng, mục tiêu của thượng tầng đã cụ thể hoá, với những cơ hội "mở toang" cho bất cứ ai, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ, không biết rằng những cơ hội này sẽ quyết định thế nào tới vận mệnh doanh nghiệp của mình. Hầu hết doanh nghiệp cũng không có bất cứ một "động thái" nào để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Vậy với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường (Hội nhập Quốc tế - Cách mạng công nghiệp 4.0), doanh nghiệp sẽ đi về đâu?

Đây chính là thời điểm mà các doanh nghiệp cần đánh thức tiềm năng và phát huy nội lực, đưa doanh nghiệp vượt qua vùng an toàn, vươn tầm Quốc tế bằng một chiến lược phát triển bền vững. Cụ thể, doanh nghiệp cần: 1. Thiết lập chiến lược tài chính trong dài hạn; 2. Đổi mới mô hình quản trị; 3. Quản trị mối quan hệ khách hàng; 4. Chú trọng hoạt động đào tạo và phát triển

Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị nội lực sẵn sàng đón các cơ hội mới, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và thực hiện khát vọng "Vì một Việt Nam hùng cường", Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng VERCO tổ chức Seminar: "Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Toàn Diện", với các nội dung chính: 1. Thảo luận cùng chuyên gia về "Tình hình kinh tế vĩ mô 2020 và định hướng 2021"; 2. Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với kinh tế số và chuyển đổi số"; 3. Tái cấu trúc nhân sự thời kỳ 4.0; 4. Tái cấu trúc tài chính thích ứng cùng nền kinh tế số phi tài chính

Seminar Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện - Ảnh 1.

Chương trình có sự đồng hành của chuyên gia ThS. Nguyễn Kim Hùng

ThS. Nguyễn Kim Hùng hiện đang là: Chuyên gia tài chính - tái cấu trúc doanh nghiệp, đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM), và là Chủ tịch HĐQT của Kim Nam Group, tập đoàn kinh tế đa ngành với hệ sinh thái đa dạng gồm 12 công ty thành viên ứng với 12 lĩnh vực: khai thác khoáng sản, công nghệ, đầu tư, bất động sản, logistics, thực phẩm, truyền thông,...

Seminar Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện - Ảnh 2.

Tham dự chương trình, doanh nghiệp sẽ tìm ra chiến lược tái cấu trúc toàn diện, phù hợp với nội tại, nguồn lực, mô hình kinh doanh của mình (tái cấu trúc chiến lược, tài chính, quy trình, công nghệ, nhân sự); tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chất lượng; trải nghiệm thực tế các giải pháp công nghệ; kết nối rộng rãi với các hiệp hội trong và ngoài nước, được sự bảo trợ đồng hành của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); tiếp cận những chương trình hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về chuyển đổi số, kinh tế số.

Tìm hiểu thêm và đăng ký tham dự tại: https://bit.ly/35o3ipx

Mọi thắc mắc và cần được hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ: 0869039899

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên