Sếp của bạn có đủ 8 đặc điểm này ư? Còn chờ đợi gì nữa, nộp đơn nghỉ việc thôi!
Theo nhiều nghiên cứu, động lực và tinh thần làm việc của nhân viên chịu ảnh hưởng và bị chi phối từ chính người quản lý của họ. Dưới đây là một số những thói quen của các quản lý sẽ làm giảm tinh thần làm việc của nhân viên và thậm chí là bỏ việc.
- 08-02-2017Du học hè 2017 – cho con được phiêu lưu, trải nghiệm, tự lập và trưởng thành
- 08-02-201790% chúng ta đều lãng phí thời gian trong cuộc sống bởi suy nghĩ này!
- 08-02-2017Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: “Các bạn nghe những người thành công nói chuyện dễ bị tẩu hỏa nhập ma”
1. Bắt nhân viên làm việc quá sức
Một trong những sai lầm lớn nhất của các nhà quản lý là bắt nhân viên lao động quá sức. Đây là cái bẫy mà hầu hết các nhà quản lý thường mắc phải để gia tăng hiệu suất và kết quả của công việc. Đặc biệt, việc đặt áp lực quá lớn nên nhân viên sẽ gây ra những tác động tiêu cực như khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và giảm hứng thú trong công việc.
Một nghiên cứu mới nhất từ trường Đại học Stanford đã chỉ ra, hiệu suất công việc của nhân viên sẽ giảm mạnh khi số giờ làm việc trong tuần vượt quá 50 giờ và suy giảm nghiêm trọng nếu vượt quá 55 giờ mà nhân viên không nhận được bất kì khoản hỗ trợ nào.
Để giải quyết bài toán về tăng trưởng, nhà quản lý nên đặc biệt cân nhắc về các hình thức khác nhau giúp tăng cường tinh thần làm việc của nhân viên như tăng lương, thăng chức hoặc thay đổi phương pháp làm việc. Bởi ngay cả những nhân viên muốn gắn bó với công ty cũng muốn tìm kiếm một mức lương xứng đáng với năng lực của họ.
2. Không công nhận và đãi ngộ tốt với những người đóng góp hiệu quả cho công ty
Bất kì nhân viên nào cũng muốn được nhà quản lý và đồng nghiệp ghi nhận những nỗ lực cố gắng trong công việc của họ. Hơn hết, họ đều mong muốn những cố gắng đó sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.
Vì vậy, nhà quản lý không nên chỉ khích lệ nhân viên bằng những lời khen sáo rỗng mà hãy đưa ra những phần thưởng xứng đáng cho sự cố gắng ấy. Điều này sẽ không chỉ thúc đẩy tinh thần làm việc mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh cho các nhân viên để mang lại hiệu quả tốt nhất trong công việc.
3. Không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của nhân viên
Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến các nhân viên muốn bỏ việc. Một nhà quản lý thành công sẽ là người biết cách kết nối và hàn gắn các mối quan hệ với nhân viên. Họ sẽ cùng nhân viên vượt qua những chi tiêu, thách thức trong công việc thay vì chỉ bàn giao và xem xét kết quả cuối cùng.
Để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn nên đặc biệt quan tâm tới cảm xúc và suy nghĩ của nhân viên. Hãy cùng chúc mừng với thành công mà nhân viên đạt được và đồng cảm với những khó khăn mà họ phải trải qua. Bởi các nhân viên sẽ không bao giờ muốn cống hiến hết mình khi làm việc dưới một nhà quản lý chỉ quan tâm tới kết quả của công việc.
4. Không giữ đúng cam kết với nhân viên
Một nhà quản lý thành công không chỉ là người có quyền lực mà còn là người nhận được sự tin tưởng và kính trọng từ nhân viên. Khi nhà quản lý luôn duy trì được sự cam kết của mình với cấp dưới, bản thân nhà quản lý sẽ khẳng định được bản lĩnh của một nhà lãnh đạo đó là sự uy tín và tin tưởng.
Vì vậy, nhà quản lý nên đặc biệt chú ý giữ đúng những cam kết của mình với nhân viên. Bởi lời cam kết chính là minh chứng để duy trì sự ổn định bền vững giữa nhà quản lý và nhân viên. Nếu nhà quản lý không tôn trọng chính những cam kết của mình sẽ khiến nhân viên đặt ra câu hỏi, tại sao họ lại phải cố gắng giữ lời hứa khi làm việc.
5. Tuyển dụng và thăng chức cho những người không có năng lực
Các nhân viên có năng lực tốt sẽ luôn muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp với những người cùng chí hướng và trình độ. Bởi khi làm việc nhóm, các cá nhân có năng lực chuyên môn kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và hiệu quả của cả nhóm.
Đặc biệt, thăng chức và cất nhắc những người có năng lực kém ở những vị trí quan trọng trong sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trong công việc. Điều này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng hiệu quả của công việc và gây ra sự so sánh cũng như bất mãn ở đội ngũ nhân viên.
6. Không cho phép nhân viên theo đuổi đam mê của họ
Mỗi nhân viên đều có một niềm đam mê riêng trong công việc. Vì vậy, các nhà quản lý nên tạo điều kiện thuận lợi giúp nhân viên theo đuổi đam mê và cống hiến hết mình cho công việc. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn tăng cường mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lo sợ rằng, hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ giảm khi họ tập trung vào những đam mê khác ngoài công việc. Đây thực sự là một nhận định vô căn cứ và thiếu tính khoa học. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, những nhân viên có đam mê thường hứng thú và nhiệt huyết hơn khi làm việc vì họ biết cách phân bổ và sắp xếp thời gian hợp lý cho từng công việc.
7. Hạn chế sự sáng tạo của nhân viên
Nhiều nhà lãnh đạo thường quản lý nhân viên làm việc như một cỗ máy đã được lập trình từ ngày này sang ngày khác trong môi trường công sở. Tuy nhiên, những nhân viên có năng lực sẽ luôn muốn cải thiện và sáng tạo phương thức và môi trường làm việc để gia tăng hiệu quả của công việc.
Đặc biệt, việc hạn chế sự sáng tạo của nhân viên sẽ khiến họ hình thành những suy nghĩ lối mòn, tích tụ thành sự đơn điệu và trở nên chán ghét công việc. Vì vậy, các nhà quản lý nên khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên để xây dựng một môi trường làm việc năng động và hiệu quả.
8. Đặt mục tiêu như thách đố
Nhân viên luôn cần có những mục tiêu và con số cụ thể để cố gắng hoàn thành công việc. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu vượt quá giới hạn và năng lực của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, áp lực và sợ hãi với công việc. Vì vậy, thay vì đặt mục tiêu như thách đố, nhà quản lý nên tìm hiểu và nắm bắt được khả năng của nhân viên để đề ra những mục tiêu phù hợp với họ.
Đối với những nhân viên có năng lực thực sự, nhà quản lý nên cân nhắc những con số và thử thách cho họ. Bởi họ là những người luôn muốn chinh phục khó khăn và thường lơ là công việc khi những mục tiêu mà họ có thể vượt qua dễ dàng.