Sếp giỏi sẽ làm gì để thúc đẩy nhân viên cống hiến hiệu quả, hết mình?
Nhiều nhân viên có chuyên môn cao nhưng vì ít động lực, họ không thể hiện hết tiềm năng thực sự của bản thân. Là người quản lý, bạn cần làm gì lúc này?
- 14-07-20165 điều mạng xã hội phá hủy cuộc sống của bạn
- 14-07-20166 lựa chọn thông minh giúp bạn làm ít, kiếm nhiều tiền
- 13-07-20165 dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng kinh doanh bẩm sinh
- 13-07-20165 “chìa khóa” giúp bạn gặt hái thành công từ tỷ phú Bill Gates
- 08-07-20169 dấu hiệu tố cáo nhân viên sắp "giũ áo ra đi"
- 04-07-2016Dấu hiệu nhận biết sếp tuyệt vời hay tồi tệ
Có 2 loại động lực chính: ngoài và trong
Động lực bên ngoài là sử dụng các yếu tố ngoại cảnh khuyến khích nhóm làm việc theo mục đích chung. Tăng lương, giảm giờ làm, tăng ngày nghỉ, trao phần thưởng hay thậm chí dọa cho nghỉ việc… là những yếu tố cơ bản giúp nhân viên có mục đích làm việc hơn.
Động lực bên trong xuất phát từ nội tâm bản thân. Đó là mong muốn vượt qua thách thức và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao. Người có động lực này sẽ hài lòng và thích thú với những gì bản thân làm.
Mỗi nhân viên có tính cách khác nhau nên điều quan trọng của nhà lãnh đạo là phải hiểu, khám phá mỗi cá nhân và tìm ra yếu tố thích hợp nhất làm động lực khuyến khích họ thành công.
Loại bỏ bất mãn, tạo sự hài lòng
Nhà tâm lý học Fredrick Herzberg cho biết, bạn có thể tạo động lực cho tập thể bằng cách loại bỏ các yếu tổ bất mãn trong công việc, sau đó tạo ra sự hài lòng.
Nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu phát sinh từ các chính sách không hợp lý của công ty, sự giám sát quá chặt chẽ, thiếu an toàn lao động hay ganh tỵ với các thành viên khác. Nếu bạn không giải quyết được những vấn đề này, nhân viên sẽ bất mãn, gây khó khăn trong việc khuyến khích, động viên.
Một khi đã loại bỏ được các yếu tố tiêu cực, bạn cần tiếp tục tạo ra niềm vui trong công việc. Cơ hội thăng tiến rõ ràng, chịu trách nhiệm cao trong công việc, được đào tạo và phát triển liên tục… là những mẹo “lấy lòng” nhân viên tốt nhất.
Cá nhân hóa các phương pháp tạo động lực
Hãy nhớ, một tập thể được tạo thành từ nhiều cá nhân có hoàn cảnh, nền tảng và kinh nghiệm riêng. Do đó, mỗi người cần có những yếu tố thúc đẩy khác nhau. Muốn có được hiệu quả tốt nhất, nhà quản lý cần bỏ chút thời gian tìm hiểu, đặt bản thân vào điều kiện từng người để tạo động lực phù hợp nhất.
Tin cậy nhân viên
Bạn có thể không nhận ra nhưng phong cách quản lý bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mức độ tin cậy nhân viên. Vì vậy, các ông chủ phải quan sát nhân viên cẩn thận và khám phá cách thích hợp để tạo động lực khuyến khích họ, đồng thời, tin cậy cấp dưới và trao cho họ cơ hội phát triển.