MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sếp hỏi: "Gặp đối tác bị hôi miệng, em sẽ làm gì?", cô gái trả lời thông minh, đánh bại 2 đối thủ cạnh tranh có bằng Thạc sĩ

04-12-2021 - 15:38 PM | Sống

Cách xử lý khôn khéo đã giúp cô gái trẻ được nhận vào công ty thuộc danh sách Fortune 500.

Tiểu Doãn tốt nghiệp một trường đại học thuộc dự án 985, gồm những trường đại học trọng điểm của Trung Quốc. Tốt nghiệp đại học danh tiếng, cô gái trẻ hoàn toàn có thể xin được một công việc ổn định. Tuy nhiên 9x muốn làm việc tại một công ty trong danh sách Fortune 500 nên đã từ chối hết lời mời ở những công ty bình thường.

Tuy vậy, các công ty thuộc Fortune 500 tuyển dụng cũng rất khắt khe, nên hồ sơ của Tiểu Doãn nhiều lần bị loại. 9x cũng phát hiện, các công ty lớn giờ toàn tuyển ứng viên tốt nghiệp Cao học, có bằng Thạc sĩ. Sau nhiều tháng chờ đợi, Tiểu Doãn cuối cùng cũng được một công ty lớn gọi đi phỏng vấn.

Để tăng cơ hội được tuyển dụng, Tiểu Doãn đã tìm nhiều tài liệu để tập duyệt trước buổi phỏng vấn. Cô gái trẻ biết rằng, các công ty lớn tuyển người không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cả khả năng xử lý công việc bình thường. Vì vậy, 9x đã luyện tập nhiều câu hỏi tình huống.

Đến ngày quan trọng, Tiểu Doãn khá lo lắng vì hai ứng viên còn lại đều có bằng Thạc sĩ. So với họ, học vấn của cô có phần thấp hơn. Tuy nhiên 9x nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, trả lời trôi chảy mọi câu hỏi được phía tuyển dụng đưa ra. Sau một hồi hỏi han kinh nghiệm, một vị sếp nói: "Tôi đã đọc hồ sơ của các bạn. Tất cả đều rất xuất sắc. Nhưng xuất sắc thôi chưa đủ. Tôi hy vọng các bạn có khả năng xử lý tình huống khẩn cấp đúng cách. Bây giờ tôi sẽ đưa ra một tình huống:

"Nếu một ngày nọ, bạn có một khách hàng bị hôi miệng nặng và bạn phải bạn sẽ phải tiếp chuyện họ để bàn bạc việc kinh doanh. Bạn sẽ làm như thế nào?".

Sếp hỏi: Gặp đối tác bị hôi miệng, em sẽ làm gì?, cô gái trả lời thông minh, đánh bại 2 đối thủ cạnh tranh có bằng Thạc sĩ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ứng viên đầu tiên cho biết: "Thú thật, tôi là người có thói quen sạch sẽ. Nhưng vì công việc, tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhiều khi tôi cũng không chịu được mùi. Trong trường hợp không thể chịu đựng được, tôi sẵn sàng giao contact của khách hàng cho nhân sự phù hợp hơn trong team của mình. Còn tôi sẽ hỗ trợ về khía cạnh khác".

Ứng viên thứ hai nói: "Khả năng chịu đựng của tôi rất mạnh. Trừ khi công ty bắt tôi phải hôn người hôi miệng thì mới không thể, còn nói chuyện thì ổn thôi. Thực ra, tôi từng làm việc chung với 1 người bị hôi chân trong 3 năm và vẫn chịu được, vậy thì hôi miệng cũng chẳng có vấn đề gì".

Đến lượt Tiểu Doãn, cô cho biết: "Cá nhân tôi lại cho rằng, việc khách hàng bị hôi miệng lại là điều kiện thuận lợi, giúp mình dễ dàng đàm phán hơn. Đầu tiên, tôi có thể đánh vào tâm lý ngại bị người khác để ý chuyện bị hôi miệng của khách hàng, để thể hiện thái độ tôn trọng hết mực, từ đó lấy hảo cảm của họ. Tiếp sau đó, tôi có thể chia sẻ một số điểm yếu của chính mình để khiến hai bên có sự tin tưởng, đồng cảm với nhau. Những điều này có thể giúp tôi thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và thuận lợi cho việc đàm phán kinh doanh".

Sau khi xem xét câu trả lời của 3 ứng viên, phía tuyển dụng đã quyết định chọn Tiểu Doãn. Bởi cô vừa biết cách đàm phán, vừa có khả năng giao tiếp tốt. Ứng viên A tuy nói rằng, bản thân vẫn sẽ làm việc vì công ty nhưng lại không nói được rõ sẽ làm ra sao. Còn ứng viên B, lại thể hiện thái độ tự tin quá mức mà không hiểu rõ mục đích của câu hỏi.

Còn bạn, trong trường hợp gặp khách hàng bị hôi miệng, bạn sẽ xử lý ra sao?

Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên