Sếp vay 105 triệu đồng, nhưng khi trả lại thiếu 10 triệu đồng, tôi sốc nặng khi biết nguyên nhân
Sếp vay tôi 105 triệu đồng và hứa sẽ trả lại sau một tuần. Đến khi sếp trả lại, tôi phát hiện thiếu 10 triệu đồng, không biết phải làm như thế nào.
- 28-05-2024Lớn lên trong cảnh khó khăn vì mẹ luôn sẵn sàng cho người khác vay tiền dù không dư dả dạy tôi một điều: Quyết không thể sống như mẹ!
- 26-05-2024Cho người quen vay tiền, đến lúc đòi khổ hơn đi ăn xin: Phải làm sao để không rơi vào tình cảnh này?
- 16-05-2024Sếp cũ hỏi vay tiền, tôi cho luôn, ngày hôm sau nhận cuộc gọi từ thư ký của sếp mà bất ngờ: Cái giá của bữa ăn 3 triệu
Bài viết đăng tải trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện của một nhân viên văn phòng:
***
Tôi là Tiểu Thái, hiện đang làm việc tại một công ty thuộc top doanh nghiệp hàng đầu, giữ chức vụ quản lý. Tôi là người vốn dĩ rất cẩn trọng trong các mối quan hệ vay mượn nơi công sở, nhưng gần đây tôi gặp phải một tình huống tương tự, và người vay tiền lại chính là sếp của tôi, khiến tôi khó lòng từ chối. Toàn bộ sự việc diễn ra như sau:
Không lâu trước đây, sếp của tôi đã mượn tôi 30.000 NDT (khoảng 105 triệu đồng) tiền mặt và nói rằng sẽ trả trong vòng một tuần. Mặc dù tôi không biết cụ thể số tiền đó dùng vào việc gì, nhưng vì tôi đã làm việc chung với anh ấy nhiều năm, hơn nữa, anh ấy cũng giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự trung thực của anh ấy.
Sau một tuần đúng như đã hẹn, sếp trả lại tiền và muốn tôi đếm lại tiền cho chắc chắn xem có đủ không. Vì tin tưởng sếp, tôi trả lời: "Không cần thiết đâu anh, chúng ta đã làm việc chung nhiều năm rồi mà”.
Tuy nhiên, vào buổi trưa, khi tôi kiểm tra lại số tiền, tôi phát hiện số tiền sếp đưa thiếu 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Tiền được đưa thành từng phần 10.000NDT (khoảng 35 triệu đồng), tổng cộng có 3 phần, nhưng hiện mỗi phần đều thiếu 1.000 NDT (khoảng hơn 3 triệu đồng).
Ban đầu, tôi dự định hỏi thẳng sếp để làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, một đồng nghiệp thân thiết của tôi biết chuyện, cô ấy lo lắng rằng sếp có thể sẽ không thừa nhận nhầm lẫn này. Cô ấy khuyên tôi rằng, nếu tôi hỏi ngay bây giờ, sếp có thể sẽ phủ nhận hoặc giải thích đó là nhầm lẫn, hơn nữa thời gian đã trôi qua vài giờ rồi, bây giờ nói là thiếu tiền có thể gây ra sự nghi ngờ.
Tôi đã nghe theo lời khuyên của đồng nghiệp, thấy cô ấy nói có lý. Nhưng nếu từ bỏ việc hỏi số tiền còn thiếu này sẽ đồng nghĩa với việc tôi mất đi 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng), điều này khiến tôi cảm thấy rất ấm ức.
Về nhà, tôi đã kể lại câu chuyện này với chồng mình. Anh ấy khuyên nên trao đổi thẳng thắn vấn đề này với sếp. Chồng tôi cho rằng tình huống này không bình thường, mỗi phần thiếu 100 NDT có thể hiểu được, nhưng thiếu 1.000 NDT (khoảng hơn 3 triệu đồng) thì quá lớn. Anh ấy nghĩ rằng sếp có thể đang thử thách tính trung thực và khả năng dũng cảm nói thẳng, nói thật của tôi.
Dưới sự khích lệ của chồng, tôi nhanh chóng tìm gặp sếp và trình bày về việc thiếu 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Sếp mỉm cười và nói: “Tốt lắm, tôi không nhìn nhầm người, bạn là người trung thực và đáng tin cậy”.
Sếp nói với tôi rằng, anh ấy cố tình giảm số tiền hoàn trả để thử thách tính trung thực và lòng dũng cảm nói thật của tôi. Anh ấy bày tỏ ấn tượng tốt về cách xử lý vấn đề của tôi, dám nói thẳng, nói thật và hứa sẽ trao thêm nhiều cơ hội trong tương lai.
Khi nghe lời giải thích của sếp, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên và không hiểu. Tôi cứ nghĩ đây là một việc vay mượn và hoàn trả đơn giản, nhưng thực ra, sếp vay số tiền này để kiểm tra tính trung thực và dũng khí của tôi.
Tôi cảm thấy rất bối rối, tại sao sếp lại dùng cách này để thử thách tôi? Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng đây là một cơ hội tốt để thể hiện tính trung thực và dũng khí của mình. Vì vậy, tôi đã bày tỏ sự bối rối và không hiểu của mình với sếp. Tôi nói với anh ấy rằng tôi không nhận ra đây là một bài kiểm tra và cảm thấy rất oan ức vì mình không làm gì sai cả.
Sếp nghe xong, liền mỉm cười giải thích rằng, anh ấy làm như vậy để đảm bảo nhân viên của mình trung thực và đáng tin cậy. Anh ấy cho rằng một người trung thực và đáng tin cậy là một người có thể tin tưởng và cũng là nhân viên mà anh ấy cần.
Sau khi nghe lời giải thích của sếp, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm và biết ơn. Tôi hiểu rằng sếp đang thử thách tôi, và tôi đã vượt qua thử thách này. Sếp cũng đã xin lỗi tôi, và đưa cho tôi số tiền còn thiếu, nói rằng cách làm này có thể khiến tôi cảm thấy không thoải mái hoặc oan ức. Anh ấy khẳng định rằng chỉ muốn thông qua thử thách này để hiểu rõ hơn về nhân viên của mình.
Trải nghiệm này giúp tôi thấu hiểu sâu sắc tầm quan trọng của sự trung thực và dũng cảm. Tôi cũng nhận ra rằng trong môi trường công sở, đôi khi sẽ gặp phải những thách thức và thử thách khác nhau. Chỉ cần giữ vững sự trung thực và dũng cảm, chúng ta chắc chắn có thể vượt qua những thử thách đó.
Trải nghiệm này đã mang lại cho tôi bài học quý báu. Tôi tin rằng trong sự nghiệp tương lai, tôi sẽ càng chú trọng đến tầm quan trọng của sự trung thực và dũng cảm.
Theo Toutiao
Đời sống & pháp luật