MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SGI Capital: Chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ áp lực bán ròng của khối ngoại

SGI Capital: Chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ áp lực bán ròng của khối ngoại

SGI Capital cho rằng, suy thoái kinh tế xảy ra giúp thanh lọc doanh nghiệp yếu kém và giảm tỷ lệ vay nợ là điều kiện đủ cho kinh tế và thị trường chứng khoán tạo đáy lớn và mở ra nhiều cơ hội lớn cho những ai có tình hình tài chính lành mạnh và còn nguồn lực sẵn sàng.

Trong báo cáo nhận định thị trường mới công bố, SGI Capital cho rằng thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang ở trong trạng thái lưỡng lự giữa sự sự lạc quan do lạm phát giảm giúp lãi suất sớm ổn định và sự bi quan của suy giảm tăng trưởng và suy thoái tới gần hơn. Thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất 0,25% một lần cuối cùng và sau đó sẽ giảm lãi suất vào cuối năm khi kinh tế suy yếu rõ nét.

Lịch sử cho thấy, TTCK ban đầu thường phản ứng tích cực với thông tin dừng tăng hoặc hạ lãi suất, nhưng sau đó, vòng xoáy vỡ nợ, thất nghiệp xảy ra, tài sản rủi ro như cổ phiếu bị bán tháo và dòng tiền dồn qua trú ẩn ở các tài sản an toàn như trái phiếu và vàng khi suy thoái chính thức xảy ra. Ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, suy thoái kinh tế Mỹ có thể tới trong nửa cuối 2023.

SGI Capital: Chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ áp lực bán ròng của khối ngoại - Ảnh 1.

Chính sách trong nước đảo chiều

Trong nước, nhiều chỉ báo vĩ mô cho thấy khả năng tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu trong 6 tháng tới, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những động thái quyết liệt và hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng, khơi thông dòng vốn, tháo gỡ khó khăn pháp lý đang kìm hãm thị trường bất động sản và trái phiếu.

USD index giảm, cùng với xuất siêu 4 tỷ USD trong quý đầu năm và dòng vốn FDI, FII tích cực đã hỗ trợ NHNN có thêm dư địa để điều hành, chủ động hạ lãi suất trước Fed và các NHTW khác. Tuy nhiên, SGI Capital cho rằng, lạm phát lõi của Việt Nam vẫn neo cao quanh 5% và giá điện, giá xăng có khả năng tăng trở lại sẽ là nhân tố khiến NHNN thận trọng hơn trong các chính sách nới lỏng tiếp theo.

SGI Capital: Chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ áp lực bán ròng của khối ngoại - Ảnh 2.

Các chính sách điều hành đảo chiều mạnh mẽ qua hỗ trợ tăng trưởng là điều kiện cần để kinh tế và thị trường chứng khoán tạo đáy và phục hồi. Cầu tín dụng dù đang yếu, nhưng khi xu hướng lãi suất tiếp tục hạ, người đi vay và cả ngân hàng sẽ dần lạc quan hơn, giúp kinh tế và các kênh đầu tư có cơ sở tạo đáy và dần hồi phục.

Thị trường tài chính thường phản ứng nhanh hơn thể hiện qua thanh khoản sẽ tăng dần và nỗi sợ đổ vỡ giảm bớt, mặt bằng định giá được nâng lên. Nhưng để dòng tiền ở lại và gia tăng trong thị trường, các doanh nghiệp cần thực sự tận dụng được cơ hội phục hồi và tăng trưởng trở lại. SGI Capital cho rằng, tâm điểm của thị trường tài chính giai đoạn tới có thể sẽ xoay quanh câu chuyện các doanh nghiệp tận dụng cơ hội chính sách ra sao.

Mùa ĐHĐCĐ đang tới, kế hoạch kinh doanh 2023 và KQKD quý 1 cũng dần hé mở. Phần lớn các doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 tăng trưởng chậm lại so với 2022. Tuy nhiên, các con số kế hoạch vẫn khá lạc quan (đặc biệt là nhóm Ngân hàng) với cùng kịch bản được đồng thuận là kinh tế chung và nhu cầu sẽ phục hồi vào nửa sau 2023.

Nhìn tổng thể, bức tranh triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu có những gam màu sáng nhờ sự quyết liệt hỗ trợ từ Chính phủ và NHNN. Dù vậy, trong giai đoạn kinh tế thế giới nhiều bất ổn và có thể tiến gần tới suy thoái, sự thận trọng vẫn là rất cần thiết.

Suy thoái kinh tế xảy ra giúp thanh lọc doanh nghiệp yếu kém và giảm tỷ lệ vay nợ là điều kiện đủ cho kinh tế và thị trường chứng khoán tạo đáy lớn và mở ra nhiều cơ hội lớn cho những a i có tình hình tài chính lành mạnh và còn nguồn lực sẵn sàng – SGI Capital nhấn mạnh.

Dòng vốn ngoại có thể rút đi

Khi chính sách trong nước đã quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tới từ áp lực bán ròng của khối ngoại. Dòng tiền phân bổ vào kênh cổ phiếu trên toàn cầu suy giảm sẽ là tác động trực tiếp nhất lên thịtrường chứng khoán. Theo SGI Capital, dòng vốn FII có thể sẽ rút ròng khỏi Việt Nam qua các ETF, Quỹ mở, và P - notes...

Thị trường chứng khoán Việt Nam dù chưa được ghi nhận là một thị trường mới nổi (EM) nhưng cũng đã hội nhập sâu rộng với dòng tiền đầu tư nước ngoài. Trong đó, rất nhiều quỹ mở và sản phẩm tài chính (như P-notes) giúp nhà đầu tư toàn cầu dễ dàng mua và bán chứng khoán Việt Nam. Do đó, mỗi khi dòng tiền toàn cầu vào kênh cổ phiếu có biến động lớn, thị trường chứng khoán toàn cầu và cả Việt Nam đều có biến động rất mạnh.

Trong bốn tháng 10/2022-1/2023, dòng tiền ngoại đã ồ ạt đổ vào Việt Nam mua ròng tận dụng nhịp giảm mạnh của VN-Index. Sau đó, dòng tiền tiếp diễn mua ròng theo chủ đề thị trường mới nổi hưởng lợi nhờ USD index giảm và Trung Quốc mở cửa phục hồi. Tuy nhiên, khối ngoại đã bắt đầu bán ròng từ giữa tháng 2 dù có đợt review tăng tỷ trọng Việt Nam của VNM ETF và đợt huy động mới từ Fubon ETF trong tháng 3.

SGI Capital: Chính sách trong nước quay lại hỗ trợ, rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán đến từ áp lực bán ròng của khối ngoại - Ảnh 3.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên