Shark Bình khuyên startup khi gọi vốn: Phải chứng minh được tiền đầu tư sau 3 - 5 năm lãi gấp 10 lần so với gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, hay mua nhà đất
"Startup khi gọi vốn phải chứng minh được lợi nhuận của nhà đầu tư 3 - 5 năm sau khi thoái vốn đạt được mức lãi suất kép cao hơn 3 - 5 lần, thậm chí 10 lần so với việc nhà đầu tư cầm tiền đi đầu tư vào các kênh truyền thống và an toàn như gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua vàng, nhà đất", Shark Bình nói.
- 12-06-2021Nhận ra co-founder lên Shark Tank gọi vốn chính là đồng nghiệp cũ, Shark Bình cho biết 20 năm trước bản thân từng cắp sách học lập trình từ đàn anh
- 09-06-2021Startup Bluecare chỉ nói một câu khiến Shark Bình phải thốt lên: "Tôi lên Shark Tank để tìm startup đầu tư để kiếm tiền chứ không phải để bị rán"
- 07-06-2021Một người thông minh và một người cần cù bù thông minh, Shark Bình tuyển ai? Câu trả lời khiến tất cả bất ngờ: Người có tính cách này thì thời nào cũng được trọng dụng
"Ai cũng muốn gọi vốn, thậm chí tôi còn có cảm giác startup Việt Nam có vẻ như trong tình trạng ‘ngáo vốn’", Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT NextTech - thẳng thắn nhìn nhận trong buổi livestream mới đây.
Vị cá mập công nghệ cho rằng không phải startup nào cũng cần gọi vốn, thậm chí có thể khẳng định đại đa số các startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chưa chắc cần gọi vốn vào thời điểm mà chúng ta muốn.
Thay vào đó, Shark Bình cho rằng các startup nên huy động vốn tự thân, từ gia đình, bạn bè, vay mượn tiền để startup được cơ sở kinh doanh của mình từ bước đầu.
"Rất nhiều startup mà các Shark nhận xét ‘Với công ty này, em không cần gọi vốn, có thể làm từ từ có lãi, hiệu quả từng cơ sở, có lãi từng bước, rồi tái đầu tư và mở rộng dần lên’. Chưa chắc đã cần gọi vốn, thậm chí khi gọi vốn, phải xác định đó là cả một giai đoạn mới, thế giới mới".
"Trước đây thế giới cũ của chúng ta là thế giới một mình mình, là ‘công ty TNHH một mình tao’, tự làm, không phải báo cáo, xin ý kiến ai, mọi thứ rất băng băng, và muốn đi nhanh thì đi một mình. Nhưng khi nhà đầu tư vào, doanh nghiệp vận hành theo kiểu bạn điều hành và người khác góp vốn, nhưng nhà đầu tư có quyền được thông tin, quyền được tham khảo ý kiến", Shark Bình nói.
Nếu khi đi một mình thì đi nhanh, thì khi có thêm nhà đầu tư, tuy mọi quyết định phải chậm đi, nhưng doanh nghiệp sẽ đi xa hơn.
"Vì vậy, bạn cần xác định doanh nghiệp của mình có thực sự cần gọi vốn hay không, và mình có dám đánh đổi những thách thức khi gọi được vốn để vận hành doanh nghiệp của mình hay không", vị cá mập công nghệ của Shark Tank Việt Nam mùa 4 nói.
Ông cũng phân tích các startup chỉ nên tìm đến nhà đầu tư mạo hiểm khi gặp 2 tình huống:
Một là, dự án có tiềm năng tăng trưởng rất cao, như trong lĩnh vực công nghệ, hoặc startup truyền thống có khả năng nhân rộng nhanh toàn quốc.
Hai là, startup phải chứng minh được là mình có nhu cầu đầu tư chịu lỗ thời gian ban đầu để đốt tiền mua tăng trưởng.
"Ví như hiện tôi đã nhân được 10 cửa hàng mất 3 năm, nhưng đã quen nghề. Với tốc độ thế này muốn mở từ 10 lên 100 phải mất 5 năm, nhưng giờ chỉ muốn mất 2 năm, lúc đó tôi sẽ phải cần nguồn vốn để nhanh chóng mở rộng ra mà không cần mất đến 5 năm. Đó mới là startup nên gọi vốn, bởi chúng ta có nhu cầu đổi tiền lấy thời gian", Shark Bình nói.
Trong 2 tình huống nói trên, để gọi vốn thành công, Shark Bình cho rằng các startup phải chứng minh được cho các nhà đầu tư 4 điểm:
1- Startup có khả năng tăng trưởng;
2- Nhà đầu tư có cơ hội Exit (thoái vốn);
3- "Phải chứng minh được lợi nhuận của nhà đầu tư 3 - 5 năm sau khi exit đạt được mức lãi suất kép cao hơn 3 - 5 lần, thậm chí 10 lần so với việc nhà đầu tư cầm tiền đi đầu tư vào các kênh truyền thống và an toàn như gửi ngân hàng, đầu tư chứng khoán, mua vàng, nhà đất", Shark Bình nói.
"Tôi phải đánh đổi rủi ro. Tôi đầu tư vào startup của bạn có khả năng mất hoàn toàn số tiền. Nguyên tắc đầu tư là "High risk, high return" (tạm hiểu: Rủi ro cao thì lợi nhuận càng cao). Thế thì OK, tôi chấp nhận khả năng mất sạch tiền, nhưng bù lại phải có khả năng đem lại lợi nhuận rất cao".
4- Chứng minh được đội ngũ có năng lực thực thi để thực hiện được kế hoạch kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao.
Doanh nghiệp và tiếp thị