Shark Hưng: "Cao thủ thương lượng" trước các ứng viên nữ
Sếp Thanh Hưng có những chiêu lợi hại khi đánh vào tâm lý của ứng viên: "Những người đưa ra mức lương sát với kỳ vọng của bạn nhất chính là người hiểu bạn nhất. Và họ hiểu cách bạn tư duy về cơ cấu cấu trúc về lương như thế nào, hiểu rằng bạn có thể làm được gì và có thu nhập từ đâu".
- 09-01-2020Muốn khởi nghiệp nhưng không đủ tiền, hãy nhớ tới lời khuyên của shark Linh và làm theo cách của shark Hưng
- 05-01-2020Shark Hưng: Chúng ta nên tận dụng thời gian bằng cách giảm bớt những "trò vô bổ" như game, thậm chí cả thời gian ngủ!
- 12-12-2019Shark Hưng, Shark Phi chỉ ra “bệnh” của startup là quá tự tin nhưng Shark Dũng phản biện: Tuổi trẻ, tiền không có, quan hệ chưa có, đến cả tự tin cũng không có thì có cái gì!
"Nữ tướng" Elise bội thu với những màn deal lương bất ngờ
Là Sếp nữ duy nhất ngồi ghế "nóng" từ đầu đến cuối Mùa 1, Sếp Lưu Nga - Nhà sáng lập, TGĐ Thời trang Elise săn được 6 ứng viên tại chương trình gồm: Thanh Hà (tập 2), Quốc Tuấn (tập 3), Ý Nhi (tập 5), Kiến Trúc (tập 9), Quốc Đại (tập 13) và Thu Thủy (tập 15). Một điều thú vị là Sếp Lưu Nga thường đưa mức lương thấp hơn các Sếp còn lại nhưng cuối cùng vẫn là người chốt deal thành công. Thậm chí, có ứng viên sẵn sàng từ chối mức lương gấp đôi để đầu quân cho Elise, hoặc bất ngờ chuyển nhà từ TP.HCM ra Hà Nội, chấp nhận thay đổi môi trường mới chỉ qua một vài lần tiếp xúc với bà chủ ngành thời trang danh tiếng này.
Chia sẻ về cảm xúc sau khi thu hút được nhiều ứng viên nhất chương trình, Sếp Nga cho biết bà đến với chương trình vì mong muốn tìm được những nhân tố thật sự phù hợp với công ty và đào tạo họ trở nên chuyên nghiệp hơn. "Tôi đến với chương trình vì thật sự tôi rất có nhu cầu tuyển dụng. Tôi nghĩ rằng thí sinh của chương trình có chất lượng rất tuyệt vời và tôi là một người khá may mắn khi có được sự đồng cảm, cũng như đánh giá của các bạn dành cho thương hiệu của chúng tôi và dành cho cá nhân tôi, tôi thấy thật sự mình cũng xứng đáng. Cảm xúc của tôi rất hạnh phúc", Sếp Nga cho hay.
Là Sếp nữ duy nhất nhưng lại luôn là người áp đảo các vị Sếp còn lại, CEO Elise cũng chia sẻ bà không bị áp lực mà xem đó là cơ hội tốt để chiêu mộ được nhân tài về phía mình. Thông qua những lần tranh giành với các Sếp khác, vị Sếp nữ phát hiện ra nhiều điều thú vị khi ngồi ở ghế tuyển dụng, từ đó chị cũng hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các ứng viên và biết cách thu hút họ về phía mình.
Ngoài ra, vị Sếp này cũng chia sẻ rằng có lẽ vì bản thân chị là Sếp nữ nên dễ đồng cảm với các ứng viên nhiều hơn. Vẻ nghiêm khắc, cứng rắn, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm kết hợp với sự mềm mỏng, khéo léo dẫn dắt là điểm mạnh của Sếp Lưu Nga. Trong khi đó, khi đối diện với các Sếp nam có sự mạnh mẽ, quyết đoán thì các ứng viên đôi khi khó bộc lộ hết khả năng của họ.
"Chúng tôi thương lượng với ứng viên dựa trên sự công bằng, đôi bên hợp tác nên chuyện áp lực là không có. Tôi nghĩ đôi khi phụ nữ cũng sẽ dễ thuyết phục, nhiều lợi thế hơn khi biết cân bằng giữa sự cứng rắn và tình cảm trong lời nói", Sếp Nga nhận định.
Người chốt được số lượng ứng viên đứng sau sếp Nga là Sếp Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CenGroup với 4 lần chốt deal thành công. Sếp Vũ Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT - TGĐ Tập Đoàn Hùng Nhơn chiêu dụ thành công 3 ứng viên dù nửa chặng đường trước đó ra về tay trắng. Sếp Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software - vị Sếp gân ấn tượng với màn biểu diễn võ Muay Thái với ứng viên Phạm Thị Nhung (tập 12) ra về với 2 ứng viên.
Trong khi đó, mặc dù liên tục đưa ra những màn deal lương khá gay cấn nhưng 3 vị Sếp là Ngô Hoàng Gia Khánh (TiKi), Sếp Gabor Fluit - Tổng Giám Đốc De Heus Châu Á, Sếp Phùng Tuấn Hà - Chủ tịch HĐQT PETROSETCO và Sếp Trần Tuấn Anh - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam chỉ chiêu mộ được 1 ứng viên duy nhất. Sếp Trần Quí Thanh - Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Tân Hiệp Phát dừng lại ở chặng đua đầu tiên song không chốt được ứng viên nào.
Sếp Tiến chi lương thấp nhất, Sếp Phạm Thanh Hưng bội thu với ứng viên nữ áp đảo
Tổng kết mùa, Sếp Tiến tạo dấu ấn với những phát ngôn hài hước, đồng thời là vị Sếp có mức đề xuất lương thấp nhất sau 16 tập phát sóng. Ở tập 8, Sếp Tiến chốt thương lượng với Phương Thy mức lương 10.006.789 đồng, vị trí Global Customer Care, chế độ làm việc bán thời gian vì tại thời điểm thi, nữ ứng viên chưa tốt nghiệp trường ĐH RMIT.
Trong tập 4, trước nam ứng viên kỹ sư môi trường Mai Lý, cả hai Sếp Tiến và Sếp Hà không ngại tranh giành để thuyết phục chàng trai trẻ đầu quân về công ty mình. Sếp Tiến thẳng thắn: "Tôi rất yêu quý bạn vì công việc bạn làm và khách hàng bạn làm qua. Tôi chọn bạn ngay từ đầu vì nghề bạn hay quá. Nhưng anh Hà bảo rằng dứt khoát sẽ tạo điều kiện cho bạn làm việc thật tốt". Trong khi đó, Sếp Hà thuyết phục ứng viên kèm theo cơ hội đào tạo nước ngoài. "Tôi mong muốn bằng tình cảm, nhu cầu công việc của tôi với bạn, tôi muốn bạn về".
Kết quả là sếp Tiến đã khéo léo nhường Sếp Hà, và bằng sự tinh ý quan sát MC Lại Văn Sâm, Sếp Hà đã chiêu mộ được Mai Lý về với đội của mình, vị trí chuyên viên dự án môi trường, mức lương 25 triệu.
Trong khi đó, vị Sếp có ngoại hình phong độ, tư duy sắc bén, được mệnh danh là "cao thủ thương lượng" là Sếp Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thế kỷ - CenGroup đã khéo léo chiêu mộ được nhiều ứng viên nữ, điển hình là ứng viên Phạm Thị Nhung ở tập 12, với vị trí giám đốc kinh doanh, mức lương "khủng" nhất mùa 1 là 45,678,900 đồng.
Trong tập 4, Sếp Hưng bày tỏ tâm tư của mình "tôi bấm đèn xanh vì 2 người phụ nữ" sau khi đắn đo quyết định lựa chọn nữ ứng Phùng Thị Hồng Ngọc - tốt nghiệp ĐH ngành Luật nhưng muốn làm vị trí Lễ tân. Trước đó, Sếp Nga trao cơ hội cho nữ ứng viên này và "kêu gọi" Sếp Hưng cân nhắc trước khi bấm nút. Vì theo quy định của chương trình, phải có 2 Sếp chọn, ứng viên mới được đi tiếp vào vòng cuối.
Hay khi đứng trước nữ ứng viên Hoàng Thị Huyên từng công tác tại một Đài truyền hình lớn ở Hà Nội và có ngoại hình khá xinh đẹp với sở trường làm MC, đường đua cạnh tranh ứng viên của các Sếp trở nên gay cấn hơn ở tập 14. Kịch tính diễn ra khi mức lương kỳ vọng của ứng viên chỉ là 14 triệu, thấp hơn tất cả mức lương các Sếp đã đưa ra từ 15,5-32 triệu để kêu gọi Hoàng Thị Huyên về doanh nghiệp mình.
"Cuộc chiến" bắt đầu khi Sếp Lưu Nga đưa ra lập luận rằng nếu Hoàng Thị Huyên muốn sống với đam mê thì hãy về với đội của chị. Sếp Thanh Hưng lại có những chiêu lợi hại khi đánh vào tâm lý của ứng viên: "Những người đưa ra mức lương sát với kỳ vọng của bạn nhất chính là người hiểu bạn nhất. Và họ hiểu cách bạn tư duy về cơ cấu cấu trúc về lương như thế nào, hiểu rằng bạn có thể làm được gì và có thu nhập từ đâu. Tôi may mắn làm chủ tịch một công ty truyền thông nên đã có cơ hội làm việc với nhiều người trong lĩnh vực này. Chính vì vậy tôi hiểu được cách tư duy của các bạn về vấn đề thu nhập".
Ngoài ra, Sếp Hưng còn đưa ra lời kêu gọi hấp dẫn khi ngoài mức lương cứng ra, ứng viên sẽ được hưởng hoa hồng từ khoảng 500 sự kiện/năm của công ty. Trước "đòn tấn công" của Sếp Thanh Hưng, Sếp Tuấn Anh phải lên tiếng để chiêu dụ ứng viên "Một khi mình đã ra con số nào đó, mình muốn gấp đôi trở lại. Công sức bạn bỏ ra phải bằng 64 triệu hoặc hơn". Sếp Tuấn Anh tự nhận mình khác biệt với sếp Nga và sếp Hưng "Mình làm cho bạn sợ và bỏ đi nhưng mình muốn bạn phải làm nhiều hơn cho mình và mình rất thẳng thắn về điều đó".
Kết quả, ứng viên Huyên từ chối mức lương 32 triệu đồng của Sếp Tuấn Anh, đầu quân cho công ty của Sếp Thanh Hưng với mức lương chỉ bằng một nửa 15,5 triệu đồng, tạo ra sự hồi hộp gay cấn cho khán giả đến phút chót.