Shark Hưng từng đuổi việc một giám đốc vì bỏ tiền túi đi công tác: Nếu bạn có thể bỏ tiền túi để chi cho công ty, thì cũng có thể tiêu tiền công ty cho cá nhân!
Đây cũng không phải lần đầu tiên Shark Hưng nhắc đến vấn đề minh bạch trong kinh doanh, khởi nghiệp
- 30-08-2021Shark Phú tiết lộ mức lương hiện tại ở Sunhouse, niềm tin ‘trong nguy có cơ’ và 2 startup sẽ rót vốn khi hết giãn cách
- 28-08-2021Cú chốt deal trong 2h của Shark Liên với Vua Cua: Ký hợp đồng, chuyển tiền ngay trong mùa dịch!
- 23-08-2021Shark Phú ủng hộ 800 triệu đồng vào ATM F0, quỹ hỗ trợ kinh phí cho các F0 khỏi bệnh quay lại bệnh viện hỗ trợ y bác sĩ chống dịch
Mới đây, một quan điểm quản trị nhân sự của Shark Phạm Thanh Hưng được bình luận rôm rả và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Cụ thể, shark Hưng nói: "Ở tập đoàn, tôi từng đuổi một giám đốc kinh doanh vì bỏ tiền túi đi công tác. Vì nếu các bạn có thể bỏ tiền túi để chi cho công ty, thì các bạn ấy cũng có thể làm ngược lại, là tiêu tiền công ty cho cá nhân.”
Chia sẻ này của vị shark đến từ Cenland được đưa ra trong màn gọi vốn của Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam VBEC tại Shark Tank Việt Nam mùa 2. Khi đó, nữ founder Đỗ Tú Quân (Yến Quân) khiến các "cá mập" bối rối vì kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính không rõ ràng.
Nữ founder chia sẻ ngay từ đầu: "Cộng lợi nhuận lại trên báo cáo tài chính năm 2017 chỉ lời có 5 triệu đồng. Doanh số nếu ghi chính thức trên báo cáo tài chính thì chỉ có khoảng 20 triệu đồng. Lý do là toàn bộ khách mời tới, tụi em không ghi doanh thu. Chi phí đó là cá nhân bạn chịu trách nhiệm quản lý công ty – là em, phải chịu bù lỗ như thế nào đó để cho nó lời. Cho nên số đó nằm trong sổ nội bộ".
Đến đây, Shark Phú thẳng thắn cho biết không quan tâm đến báo cáo chính thức mà chỉ quan tâm đến báo cáo nội bộ.
Nữ founder nói thêm, VBEC có tới 34 cổ đông. Trong đó, 1 triệu USD đầu tiên (tương đương 50% vốn) gọi từ 4 cổ đông đầu tiên. Sau đó, gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) qua Facebook được 5 tỷ đồng. Trong năm 2018, toàn bộ những cổ đông đã mua cổ phần crowdfunding đảm bảo 18% lợi nhuận, "em lời, em lỗ thế nào cũng đảm bảo anh chị sẽ nhận được". Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2018 vẫn chưa có lời.
Shark Phú thắc mắc: "Thế thì em lấy tiền đâu để trả cho người ta?".
Shark Hưng cho rằng: “Em cũng không rành mạch chuyện em bỏ tiền túi của mình ra, lấy lời từ bán yến để bù đắp cho chi phí này, thì lúc trung tâm này có lời em cũng có thể lấy ra để bỏ vào túi em".
Founder Yến Quân tiết lộ trước khi khởi nghiệp với VBEC, cô là chủ nhà yến lớn nhất Việt Nam, qua đó khẳng định năng lực của bạn thân. Tuy nhiên, Shark Phú bày tỏ không thích sự thiếu minh bạch, lấy tiền của mình đi trả cổ tức cho nhà đầu tư, như vậy là không chuẩn chỉnh.
Founder VBEC
Đây không phải là lần đầu tiên Shark Hưng nhắc đến vấn đề minh bạch trong kinh doanh, khởi nghiệp. Phó Chủ tịch Cenland từng bày tỏ rằng trong khởi nghiệp, câu chuyện khó nhất là "phép chia".
Vị "cá mập" lý giải nguyên nhân là do "khi nói đến tiền bạc, người Việt hay ra quyết định dựa trên tình cảm, trăm cái lý không bằng tý cái tình". Giai đoạn bắt đầu khởi nghiệp thường khá thuận lợi nhưng khi thành công mới xảy ra rất vấn đề; kể cả thất bại cũng thế.
"Khi thất bại người ta thường đổ lỗi cho nhau, ai cũng bảo ‘tôi thế nọ, tôi thế kia’. Thành công cũng vậy nên câu chuyện phép chia là câu chuyện khó nhất… Mọi thứ nên rõ ràng, rành mạch từ đầu; mất lòng trước nhưng được lòng sau để đỡ gây ra rắc rối", Shark Hưng cho biết.
Để tránh những mâu thuẫn khi góp vốn, đặc biệt trong trường hợp góp vốn với bạn bè, người thân, Shark Hưng cho rằng startup phải rõ ràng, rành mạch ngay từ đầu: tách rời câu chuyện tình cảm và tiền bạc, thế nào là cho, thế nào là ưu tiên, phần nào là tiền đóng góp, phần nào là công sức đóng góp,...
Doanh nghiệp và tiếp thị