Shark Linh cho rằng bạn tiết kiệm được 100 triệu, hay 1 tỷ không phải vấn đề, quan trọng nhất là rèn được “phẩm chất” này
Shark Linh từng nói về “cơ bắp” tiết kiệm trong một video trên kênh TikTok cá nhân.
- 24-02-2024Đến cả Shark Linh cũng từng tiêu hoang trước khi ngộ ra 5 mẹo quản lý chi tiêu này
- 11-10-2023Người trẻ chưa 30 tuổi đã muốn nghỉ hưu, các tỷ phú 60-70 tuổi vẫn miệt mài làm việc: Nghe Shark Bình, Shark Việt, Shark Linh lý giải mới thấm!
- 05-10-2023Những tư duy "lạ" của Shark Linh: 35 tuổi lên xe hoa, 40 tuổi mới làm mẹ và lời khuyên dành cho phụ nữ
Việc đầu tiên bạn nghĩ tới khi đặt mục tiêu tiết kiệm là gì? Chắc hẳn sẽ là một con số đi cùng với một mốc thời gian nhất định, tựa như phải tiết kiệm được 100 triệu trong 12 tháng, đúng không?
Trong mọi việc, có mục tiêu rõ ràng, cụ thể luôn là yếu tố quan trọng, tác động không nhỏ tới việc bạn thành công hay thất bại. Tuy nhiên, trong vấn đề tiết kiệm, mục tiêu rõ ràng thôi là chưa đủ và cũng không phải là điều quan trọng nhất, theo quan điểm của Shark Linh (Thái Vân Linh).
Vậy đâu mới là yếu tố cốt lõi?
Phải hình hình thành “cơ bắp” tiết kiệm trước khi đặt mục tiêu cho những con số!
Trong một video chia sẻ trên TikTok cá nhân về chủ đề tiết kiệm, Shark Linh so sánh việc tiết kiệm với một nhánh cơ trên cơ thể. Muốn cơ khỏe, bạn phải tập luyện đều đặn và thường xuyên.
Shark Linh
“Việc tiết kiệm cũng giống như một cái cơ, bạn cần phải rèn luyện nó. Mới tiết kiệm, nếu không có nhiều tiền, không thành vấn đề. Điều quan trọng là bạn phải hình thành thói quen luôn trích ra một phần thu nhập, nhỏ thôi cũng được, để tiết kiệm. Dần dà, khi mình quen với việc đó rồi, mình có thể tiết kiệm nhiều hơn. Linh gọi đó là cơ bắp tiết kiệm” - Shark Linh chia sẻ và khẳng định việc hình thành thói quen tiết kiệm quan trọng hơn việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
Chia sẻ của Shark Linh không có gì khó hiểu. Thử tưởng tượng thế này, tháng này bạn tiết kiệm được 50% lương - Một con số quá lý tưởng, tưởng chừng rất đáng hoan nghênh; nhưng tháng sau, tỷ lệ tiết kiệm của bạn chỉ là 10%, rồi tháng sau là 0%, hoặc thậm chí là âm (do nợ nần)...
Vậy thì rõ ràng, bạn chưa hình thành và duy trì được thói quen tiết kiệm. Thà rằng cứ bắt đầu với tỷ lệ tiết kiệm trung bình hoặc thấp là 10-15% thu nhập, nhưng duy trì đều đặn hàng tháng còn tốt hơn. Đây chính là đi chậm mà đi chắc.
Ảnh minh họa
Nếu đã từng tìm hiểu về tâm lý học nói chung và tâm lý học hành vi nói riêng, chắc hẳn bạn sẽ biết thời gian trung bình để hình thành một thói quen mới là 21 ngày. Điều kiện tiên quyết là trong suốt 21 ngày này, bạn phải đều đặn thực hiện một/một chuỗi hoạt động liên quan tới thói quen bản thân đang muốn hình thành.
Tuy nhiên, việc này lại không dễ áp dụng với thói quen tiết kiệm, bởi dù có 1 hay nhiều nguồn thu nhập, chúng cũng chỉ tới 1 lần trong 1 tháng. Vậy phải làm sao để “cơ bắp” tiết kiệm của mình nhanh lớn mạnh, vững chắc?
2 cách giúp bạn nhanh hình thành thói quen tiết kiệm
Sau khi chia sẻ về tầm quan trọng của “cơ bắp” tiết kiệm, Shark Linh cũng chỉ ra 2 cách giúp bạn nhanh chóng hình thành được thói quen tiết kiệm.
1 - Tiết kiệm theo tuần
Shark Linh gợi ý bạn nên bắt đầu tiết kiệm với mốc thời gian là từng tuần, thay vì từng tháng. Tùy vào mức thu nhập của mỗi người mà số tiền tiết kiệm mỗi tuần có thể sẽ khác nhau. Con số bắt đầu không quan trọng, điều quan trọng là bạn phải làm mỗi tuần và nếu có thể tăng dần số tiền tiết kiệm mỗi tuần thì càng tốt.
Giờ thử ví dụ thế này: Một năm có 52 tuần, tuần đầu tiên bạn tiết kiệm 50.000đ và mỗi tuần tăng thêm 10.000đ, 20.000đ, 30.000đ, 40.000đ,... tùy theo khả năng, số tiền mà bạn để dành được sau 1 năm sẽ lớn bất ngờ đấy!
Trong trường hợp này, nếu so với 50.000đ ở tuần đầu tiên, con số bạn để dành được đã tăng 720 lần (Ảnh: Money Lover)
2 - Tiết kiệm tiền lẻ
Ngoài việc tiết kiệm theo tuần, Shark Linh cũng gợi ý bạn nên tiết kiệm tiền lẻ, mệnh giá dưới 20.000 đồng.
“Khi bạn đi mua trái cây ngoài đường, hay một cốc chè chẳng hạn, bạn được trả lại tiền mệnh giá dưới 20.000 đồng, bạn có thể bỏ chúng vào một cái hộp. Đến cuối tháng, bạn tổng kết lại và mang số tiền này gửi vào ngân hàng. Số tiền này có thể không nhiều, cũng chỉ vài trăm ngàn thôi, nhưng Linh nghĩ đó cũng là một cách hay để mình không xài tiền linh tinh. Vì nếu không để riêng tiền lẻ vào một chỗ, mà để trong ví, kiểu gì mình cũng xài thôi à” - Shark Linh chia sẻ.
Nhịp sống thị trường