MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siam Brothers Việt Nam vượt ‘lốc xoáy’ trong đợt Covid mới

11-09-2020 - 11:00 AM | Doanh nghiệp

Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của SBV ghi nhận gần 791 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm.

Làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Việt Nam đang khiến nhiều nhóm doanh nghiệp điêu đứng. Trong đó, nhóm bất động sản, dệt may, du lịch, hàng không liên tục chịu tổn thất nặng nề. Nhiều doanh nghiệp phải gánh khoản lỗ lên tới vài nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, lượng doanh nghiệp phá sản tăng cao.

Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm 2020, có 63.461 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 10,9% so với cùng kỳ 2019).

Trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn, nhiều nhà đầu tư chọn cách trú ẩn tại các nhóm công ty kinh doanh ổn định. Do đó, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã và đang dịch chuyển vào các nhóm ngành được coi là có tiềm lực tài chính, hoạt động kinh doanh tốt, chính sách cổ tức hấp dẫn, trong đó có ngành nhựa, ngành sản xuất phục vụ đánh bắt, vận tải biển, các chế phẩm công nghiệp.

Là một trong những công ty đứng top đầu về sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành đánh bắt, vận tải biển, công nghiệp Công ty Cổ phần Siam Brothers Việt Nam (HOSE: SBV) liên tục "lội" ngược dòng Covid với kết quả kinh doanh hấp dẫn.

Báo cáo tài chính hợp nhất sau soát xét vừa công bố, doanh thu thuần nửa đầu năm của công ty này đạt hơn 189 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 11,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 226% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo doanh ngiệp này, nguyên nhân khiến mức lợi nhuận doanh nghiệp sau soát xét tăng cao là do giá hạt nhựa trong 6 tháng đầu năm 2020 cùng với kế hoạch sản xuất ổn định làm cho biên lãi gộp tăng 39%. Còn với hạng mục chi phí bán hàng tăng mạnh sau soát xét là do công ty ghi nhận toàn bộ chi phí hỗ trợ triển khai phần mềm cho nhà phân phối vào chi phí trong kỳ thay vì phân bổ trong các năm.

Siam Brothers Việt Nam vượt ‘lốc xoáy’ trong đợt Covid mới - Ảnh 1.

Đặc biệt, nửa năm nay chi phí quản lý của doanh nghiệp giảm cũng phần nào giúp cho lợi nhuận doanh nghiệp tối ưu hơn.

Với mức lợi nhuận tăng cao đột biến đã giúp lãi cơ bản trên cổ phiếu của SBV tăng từ 130 đồng lên gần 400 đồng một cổ phiếu.

Trên thị trường, giá cổ phiếu SBV đang giao dịch quanh mức 10.000 đồng một cổ phiếu (chốt phiên 3/9/2020), tăng 9% so với nửa tháng qua. Khối lượng giao dịch bình quân 30.000 cổ phiếu một phiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia chứng khoán, giá cổ phiếu của SBV nói chung và nhóm ngành nhựa, sử dụng nguyên liệu hạt nhựa nói riêng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt khi giá hạt nhựa là nguyên liệu chính sản xuất liên tục lao dốc.

Ngoài ra, khi EVFTA có hiệu lực sẽ giúp giá nguyên liệu hạt nhựa cạnh tranh hơn và các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm sử dụng nguyên liệu này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Là doanh nghiệp đang được hưởng lợi từ giá nguyên liệu giảm Siam Brothers Việt Nam còn hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành quả hơn vào hai quý cuối năm khi hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi. Thông thường 2 quý cuối năm là thời điểm ra khơi, đánh bắt của ngư dân nhộn nhịp. Đó cũng là thời điểm vàng để các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phục vụ tăng doanh số, trong đó, có Siam Brothers Việt Nam.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên