MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siết phát hành trái phiếu: Doanh nghiệp sẽ phải quay về kênh tín dụng nếu cần vốn!

Từ quý 4/2020, các doanh nghiệp cần huy động vốn sẽ quay trở lại với kênh tín dụng. Việc phát hành ra công chúng khó có thể tăng mạnh do điều kiện phát hành chặt chẽ và quy trình thủ tục mất khá nhiều thời gian.

Nghị định 81 khiến các doanh nghiệp tăng tốc phát hành trong tháng 7-8/2020; bước sang tháng 9 lượng phát hành riêng lẻ đã giảm tới 84% so với tháng 8. Theo đó, trong báo cáo mới nhất, SSI Research nhận định từ quý 4/2020, các doanh nghiệp cần huy động vốn sẽ quay trở lại với kênh tín dụng.

Trái phiếu giảm nhiệt mạnh trong tháng 9

Chi tiết, trong quý 3/2020, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 164.400 tỷ đồng trái phiếu – tăng 29% so với quý trước và tang 95% so với cùng kỳ 2019. Tổng lượng TPDN phát hành 9 tháng đầu năm là 341.000 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ 2019. Quy mô thị trường TPDN tính trên GDP tăng nhanh từ mức 11,4% tại cuối 2019 lên 14,4% vào cuối tháng 9/2020.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ có 23.500 tỷ TPDN được phát hành ra công chúng gồm: 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Masan phát hành vào tháng 3, 5 và 6/2020; 9.460 tỷ đồng của Vietinbank vào tháng 7 và 9/2020; 2.000 tỷ của Vincom Retail vào tháng 8; và 2.000 tỷ của Công ty TNHH Khai thác và chế biến Khoáng sản Núi Pháo vào tháng 7/2020. Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng TPDN phát hành trong 9 tháng.

Đáng chú ý, lượng phát hành riêng lẻ tăng vọt trong tháng 8 và sụt giảm mạnh trong tháng 9. Có tới 86.400 tỷ trái phiếu phát hành trong tháng 8, tăng 71% so với tháng 7 và chiếm 57% lượng phát hành riêng lẻ cả quý.

Sang tháng 9, chỉ có 14.100 tỷ TPDN được phát hành riêng lẻ, giảm tới 84% so với tháng 8 và chủ yếu là trái phiếu của các NHTM. Diễn biến này không có nhiều bất ngờ khi các điều kiện phát hành riêng lẻ bị siết chặt hơn tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/9/2020, các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu sẽ phải chuyển sang hình thức phát hành ra công chúng.

Trái phiếu bị siết và giảm mạnh 84% trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ phải quay về kênh tín dụng nếu cần vốn! - Ảnh 1.

"Từ quý 4/2020, các doanh nghiệp cần huy động vốn sẽ quay trở lại với kênh tín dụng. Việc phát hành ra công chúng khó có thể tăng mạnh do điều kiện phát hành chặt chẽ và quy trình thủ tục mất khá nhiều thời gian. Hoạt động định hạng tín nhiệm TPDN sẽ được đẩy manh triển khai. Thị trường TPDN thứ cấp vẫn hết sức sôi động nhờ môi trường lãi suất tiền gửi thấp", SSI Research nhận định.

Doanh nghiệp BĐS chạy đua phát hành trước thềm áp quy định mới

Dù lượng TPDN cháo bán ra thị trường trong 9 tháng đã vượt tổng lượng chào bán của cả năm 2019 nhưng tỷ lệ phát hành/ khối lượng chào bán bình quân đã tăng lên mức 98% từ mức 93% của năm 2019. Tỷ lệ phát hành thành công của tất cả các nhóm đều cải thiện trong đó mạnh nhất là nhóm trái phiếu BĐS khi tăng từ mức 87,5% (2019) lên tới 97,2% (9 tháng đầu năm 2020) cho thấy nhu cầu thị trường đối với TPDN đang ở mức rất cao.

Trong tổng số 341.000 tỷ TPDN phát hành 9 tháng, các doanh nghiệp BĐS phát hành 137.500 tỷ đồng (40,3%); ngân hàng phát hành 95.600 tỷ đồng (28%); doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 27.800 tỷ đồng (8,2%); các định chế tài chính khác phát hành 9.000 tỷ đồng (2,7%); doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 6.700 tỷ đồng (2%); còn lại là các doanh nghiệp khác.

Trái phiếu bị siết và giảm mạnh 84% trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ phải quay về kênh tín dụng nếu cần vốn! - Ảnh 2.

Trong đó, lượng trái phiếu các doanh nghiệp BĐS phát hành trong quý 3/2020 là gần 63.000 tỷ đồng, tập trung vào tháng 7 và 8/2020, tương đương 44% tổng TPDN BĐS phát hành 9 tháng 2020. Một số doanh nghiệp phát hành nhiều nhất là: CTCP Đầu tư Quang Thuận (9.450 tỷ đồng, chia làm 89 đợt), Novaland (7.017 tỷ đồng, chia làm 21 đợt), Công ty TNHH MTV Khách sạn Quốc tế Thiên Phúc (6.450 tỷ đồng, chia làm 47 đợt), CTCP BĐS Mỹ (2.364 tỷ đồng, chia làm 51 đợt)

Đáng chú ý, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng phát hành 75 triệu USD trái phiếu quốc tế vào tháng 9. Sang tháng 10, doanh nghiệp này phát hành tiếp 80 triệu USD trái phiếu niêm yết trên sở GDCK Đài Bắc (Đài Loan).

Các doanh nghiệp BĐS phát hành trên 3.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020

Trái phiếu bị siết và giảm mạnh 84% trong tháng 9, doanh nghiệp sẽ phải quay về kênh tín dụng nếu cần vốn! - Ảnh 3.

Cùng với đó, các ngân hàng (Vietinbank, BIDV, Seabank, ACB và TPbank) cũng phát hành hơn 36.000 tỷ trái phiếu có kỳ hạn hơn 5 năm để tăng vốn cấp 2 – cao hơn 5% tổng lượng phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của cả năm 2019 và chiếm 37,7% tổng lượng trái phiếu ngân hàng phát hành 9 tháng đầu năm 2020. Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) của nhóm các NHTM áp dụng theo Basel II tại cuối tháng 8 là 11,67% - tăng so với mức 11,13% vào tháng 1/2020; trong đó nhóm NHTMNN là 9,71%, nhóm các NHTMCP là 10,75%.

Bảo An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên