MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siêu cảng quốc tế 129.000 tỷ đồng, "mỏ vàng" cho thành phố giàu top đầu Việt Nam bao giờ khởi công?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế trị giá 129.000 tỷ đồng ở TP.HCM.

Phấn đấu khởi công dự án trong năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM (Đề án). Để có thể khởi công dự án trong năm 2025 theo kế hoạch, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ phải được hoàn thiện sớm để trình Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Ủy ban nhân dân TP.HCM rà soát các nội dung theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nhất là tính khả thi và hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu, khu bến Cái Mép - Thị Vải để hoàn thiện Đề án.

Đồng thời, địa phương cần có văn bản gửi Đề án đến Bộ Giao thông vận tải để tham khảo, nghiên cứu, xử lý trong quá trình lập Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình hoàn thiện Hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch.

Siêu cảng quốc tế trị giá 129.000 tỷ, rộng 571 ha, là

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (huyện Cần Giờ) có mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPT

Phó Thủ tướng lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, UBND TP.HCM, hoặc những nội dung cần thiết có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi Bộ Giao thông vận tải để thẩm định).

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 102/TB-VPCP ngày 15/3/2024; nghiên cứu, xem xét Đề án để quyết định các nội dung quy hoạch Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở báo cáo của UBND TP.HCM về sản phẩm đầu ra của Đề án, Bộ Giao thông vận tải rà soát, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định.

Cảng Cần Giờ có thể mang về 40.000 tỷ đồng/năm

Theo Báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đề ra mục tiêu xây dựng cảng trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực. Qua đó thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.

Về vị trí, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, thuộc vùng đệm khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, không ảnh hưởng đến vùng lõi khu dự trữ. Nơi đây nằm biệt lập với các khu vực lân cận, hiện nay có kết nối thuận lợi với luồng hàng hải và luồng đường thủy. 

Tổng mức đầu tư dự kiến của Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km.

Tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Bao gồm cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất thế giới hiện nay là 250.000 DWT, tương đương 24.000 TEU (một TEU tương đương container loại 20 feet), tàu trung chuyển có tải trọng từ 10.000 - 65.000 tấn và sà lan tải trọng 8.000 tầng kỹ thuật... khoảng 469,5 ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5 ha.

Siêu cảng quốc tế trị giá 129.000 tỷ, rộng 571 ha, là

Công ty tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển Portcoast là đơn vị tư vấn, thiết kế siêu cảng Cần Giờ. Ảnh: Portcoast

Ước tính với sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047 - bằng một nửa sản lượng Singapore hiện nay. 

Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 129.000 tỷ đồng (5,5 tỷ USD), do Tập đoàn MSC - hãng tàu container tốp đầu thế giới đề xuất đầu tư.

 TPHCM sẽ chi hàng chục nghìn tỷ đồng kết nối giao thông tới siêu cảng

Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km đường bộ, được mệnh danh là "ốc đảo xanh" bởi nơi đây có khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2000.

Đây cũng là địa phương có vị trí tiếp giáp với biển Đông, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu, đồng thời tiếp giáp sông Thị Vải. Đây là các tuyến hàng hải quan trọng của cảng biển nhóm 4, hội tụ đủ điều kiện để phát triển cảng biển cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế.

Siêu cảng quốc tế trị giá 129.000 tỷ, rộng 571 ha, là

Vị trí đề xuất xây dựng cảng. Ảnh: VOV

Vì vậy, TP.HCM sẽ chi hàng chục nghìn tỷ đồng xây cầu Cần Giờ, nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành; đồng thời nghiên cứu bổ sung tuyến metro dọc đường Rừng Sác, đường kết nối cụm Cảng Cần Giờ - Cái Mép, đường ven biển kết nối Cần Giờ - Vũng Tàu nhằm khai thác hiệu quả dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Trong đó, dự án được chờ đợt nhất là cầu Cần Giờ, được TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành trước năm 2030, có tổng chiều dài 7,3km (trong đó, cầu Cần Giờ dài gần 3km, phần đường dẫn dài hơn 4,3km), quy mô 6 làn xe (4 làn cơ giới, 2 làn thô sơ), vận tốc 60km/h.

Dự án xây dựng nút giao thông đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng rất quan trọng bởi đường Rừng Sác là đường độc đạo kết nối trung tâm TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận đến Cần Giờ (hiện việc kết nối giao thông đến huyện Cần Giờ chủ yếu bằng đường thủy).

Ngoài hai dự án trên sắp triển khai, TP.HCM cho biết sẽ nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt đô thị dọc theo đường Rừng Sác (dự kiến kết nối từ Khu đô thị biển lấn biển Cần Giờ với tuyến Metro số 4 tại huyện Nhà Bè). TP cũng nghiên cứu làm tuyến đường kết nối cụm Cảng Cần Giờ - Cái Mép và tuyến đường ven biển kết nối giữa TP.HCM (qua huyện Cần Giờ) với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiềm năng đặc biệt của siêu cảng Cần Giờ

Ý tưởng đưa Cần Giờ hướng ra biển lớn đã có từ 20 năm trước. Trong thư gửi lãnh đạo TP. HCM năm 2002, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn mạnh ý tưởng xác định hướng Đông là Cần Giờ, sẽ hình thành khu đô thị nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch. Khu đô thị biển gần liền với vùng rừng sinh thái độc nhất (rừng Sác), có bờ biển trải dài, cách không xa thành phố sẽ mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á.

Ngày 18/7/2023, sau khi thị sát Cần Giờ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã đánh giá huyện Cần Giờ có tiềm năng đặc biệt để trở thành trung tâm trung chuyển hàng hải, logistic tầm vóc khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao với các trung tâm trung chuyển hàng hải hiện tại trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Đối với Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, giới chuyên gia kỳ vọng “mỏ vàng” này sẽ giúp Cảng Sài Gòn tiến ra biển lớn, góp phần giúp TP.HCM - đô thị giàu top đầu Việt Nam tiếp tục giữ vững vai trò là trung tâm logistics của khu vực và châu Á như Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore.

Siêu cảng quốc tế 129.000 tỷ đồng,

Quá trình đầu tư cảng sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, xây dựng mô hình cảng xanh ít ảnh hưởng môi trường. Ảnh: Portcoast

Đồng thời, những tác động và lợi ích lớn mà cảng này mang lại rõ ràng nhất là đóng góp nguồn thu ngân sách, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, thúc đẩy hoàn thiện cơ sở hạ tầng xung quanh, thu hút thêm các doanh nghiệp lớn đến đầu tư, phát triển.

Dự án triển khai sớm sẽ là bước đột phá không chỉ cho TP. HCM mà cả Đông Nam Bộ, bởi hình thành cửa ngõ giao thương tầm cỡ quốc tế. Cảng Cần Giờ cũng được cho sẽ không ảnh hưởng hoặc cạnh tranh khu Thị Vải - Cái Mép ở Bà Rịa - Vũng Tàu, mà cả hai sẽ tạo thành một hệ thống cảng biển cho vùng.

Cảng Cần Giờ sẽ bổ sung cho hệ thống Cảng Cái Mép, nâng tầm toàn bộ cụm cảng số 4 thành cảng biển quốc gia, tầm cỡ quốc tế, cạnh tranh với thế giới. Cụm cảng này kết hợp mới có thể phát triển hết tiềm năng vì lợi ích quốc gia, không chỉ vì TP.HCM hay vùng Đông Nam bộ. Từ đó, hiện thực hóa khát vọng VN trở thành cửa ngõ mặt tiền của thời đại đại dương.

Ngoài ra, cụm cảng không chỉ có ý nghĩa trở thành cảng trung chuyển quốc tế mà còn hỗ trợ, bổ sung, tạo hệ sinh thái chung để phát triển một trung tâm logistics, đặc biệt là khu mậu dịch phi thuế quan với dải đất mênh mông từ khu Soài Rạp đổ về.

Tổng hợp

Theo Thái Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên