‘Siêu cường rượu vang' Trung Quốc liệu có xuất hiện, khi người dùng trong nước 'sính ngoại'?
Kể từ năm 2016, việc Trung Quốc giảm thuế đối với rượu vang nhập khẩu đã thu hẹp thị trường của các nhà sản xuất nội địa.
- 18-03-2023"Đặt hết trứng vào giỏ Trung Quốc", một nước không biết bán rượu vang cho ai khi Bắc Kinh bất ngờ quay lưng
- 05-09-2022Cựu giám đốc ngân hàng trồng nho ủ rượu vang trên sân thượng, giá 5.000 USD/chai
- 20-07-2022Sự khác biệt trong món Phở: Vào quán vẫn gọi Phở Việt nhưng có nơi xào bò ướp cùng rượu vang, có nơi ăn kèm ba chỉ chiên giòn
Hơn 60 nhà máy rượu vang Trung Quốc có tên trong "Bản đồ rượu vang thế giới"
Theo trang Sixth Tone, khoảng một thập kỷ trước, các nhà máy rượu vang Trung Quốc dường như đã sẵn sàng cho sự vĩ đại. Với thị trường nội địa mở rộng nhanh chóng và nhiều đất trồng nho hơn Pháp hay Italia, các nhà quan sát tự hỏi, liệu thế giới có đang chứng kiến sự xuất hiện của một "siêu cường rượu vang" mới hay không?
Ở một mức độ nào đó, những dự đoán đó đã trở thành hiện thực. Mặc dù sản lượng đã giảm trong những năm gần đây, rượu vang chất lượng từ các vùng như Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ vẫn tiếp tục giành được các giải thưởng toàn cầu và hơn 60 nhà máy rượu vang Trung Quốc hiện được liệt kê trong "Bản đồ rượu vang thế giới".
Đất nước này cũng đã tổ chức một số cuộc thi và triển lãm rượu vang quốc tế quan trọng, giúp thu hút một số chuyên gia rượu vang hàng đầu thế giới đến chia sẻ kiến thức chuyên môn của họ với những người trồng nho ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo trang Sixth Tone, hiếm khi thấy một chai rượu vang do Trung Quốc sản xuất trên kệ của bất kỳ người tiêu dùng trung lưu nào ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Để lý giải điều này rất phức tạp, nhưng tóm lại là do ranh giới giữa thị trường rượu vang nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc bị mờ đi.
Trước năm 2010, cả hai thị trường này gần như hoàn toàn tách biệt. Thị trường rượu nhập khẩu tập trung vào chi tiêu xa xỉ của giới nhà giàu mới nổi; trong khi các công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc như Changyu, Great Wall và Dynasty bán những chai rượu vang sản xuất công nghiệp hàng loạt với giá rẻ cho các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và người có thu nhập thấp.
Nhưng sau năm 2016, việc Trung Quốc cắt giảm thuế đối với rượu vang nhập khẩu và sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới đã đưa rượu vang nhập khẩu đến được với ngay cả những người tiêu dùng bình dân — và khiến các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc phải cạnh tranh với các đối tác quốc tế của họ.
Đối với nhiều người tiêu dùng Trung Quốc, đó không phải là một cuộc cạnh tranh. Rượu vang giá rẻ từ Chile và Nam Phi đa dạng hơn so với các nhà sản xuất công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. Năm 2015, rượu vang nhập khẩu chỉ chiếm 32% thị trường Trung Quốc; thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên hơn 50%.
Các doanh nghiệp rượu vang Trung Quốc "vật lộn" để tồn tại
Hậu quả không chỉ giới hạn ở các nhà sản xuất như Changyu và Great Wall. Theo thống kê chính thức, gần 1/3 các công ty rượu lớn của Trung Quốc đã báo cáo thua lỗ, và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Ngay cả ở Ninh Hạ - nơi chính quyền địa phương đã hỗ trợ cho những người trồng nho, các nhà sản xuất cũng phải chịu áp lực không nhỏ.
Một nhân viên của Xixia King - một công ty rượu do nhà nước Trung Quốc tài trợ, thành lập năm 1984, có 4.400 ha vườn nho - nói với phóng viên Sixth Tone rằng, mặc dù sản xuất quy mô lớn có thể giúp giảm chi phí, nhưng chi phí cao liên quan đến việc giúp những cây nho chống chọi lại khí hậu lạnh giá của Ninh Hạ đặt ra một thách thức khác biệt cho người trồng nho địa phương.
Người này cho biết, để kiểm soát chi phí, hầu hết rượu nho mà công ty sản xuất là rượu vang để bàn (loại rượu vang có chất lượng thấp, không sủi tăm, rẻ tiền) không được đựng trong thùng gỗ sồi và phải được bán nhanh chóng. Để đưa rượu ra thị trường và thu hồi chi phí nhanh hơn, công ty này đã phải tăng số lượng nhà phân phối được ủy quyền, bán cho các thương hiệu khác và cung cấp các loại chai tùy chỉnh để các doanh nghiệp làm quà tặng.
Theo trang Sixth Tone, ở một số khía cạnh, các nhà máy rượu nhỏ hơn có vị thế tốt hơn để vượt qua cơn bão, nhưng ngay cả họ cũng đang phải vật lộn để thích nghi với thị trường mới.
Lấy Chateau Septembre làm ví dụ. Được thành lập vào năm 2009 với tư cách là một nhà máy rượu vang gia đình ở Ninh Hạ, Chateau Septembre được sở hữu và điều hành bởi một cặp chị em ở độ tuổi ba mươi. Người chị cả đã từ bỏ công việc nhà nước để đến Bordeaux và Burgundy ở Pháp để tìm hiểu về các nhà máy sản xuất rượu vang ở đó, trong khi người em của cô lấy bằng thạc sĩ về sản xuất rượu vang ở Trung Quốc.
Nhà máy rượu vang của họ sản xuất khoảng 50.000 chai/năm, khoảng 30% trong số đó được bán thông qua mạng lưới tiêu thụ riêng cho những người yêu thích rượu vang, 30% cho các nhà hàng và phần còn lại cho các doanh nghiệp.
Mặc dù thương hiệu rượu vang Chateau Septembre không được nhiều người biết đến ở Trung Quốc, nhưng giá của nó không hề thấp: Một chai rượu vang được bán với giá trung bình hơn 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng), tương đương với giá rượu vang vùng Burgundy và rượu vang Cru Bourgeois từ Bordeaux.
Gao Yujie – người em gái trong hai chị em - giải thích rằng, điều này là do các nhà máy rượu nhỏ ở Trung Quốc còn khá non trẻ và vẫn đang phải trả chi phí cao cho đất canh tác.
Theo trang Sixth Tone, để sản xuất rượu vang ngon, các nhà sản xuất Trung Quốc cần nhập những thùng gỗ sồi đắt tiền từ Pháp hoặc Mỹ. Ngoài ra, thế hệ các nhà sản xuất rượu vang mới của Trung Quốc vẫn chưa thực sự nắm vững các kỹ thuật cần thiết. Các nhà máy rượu vang nhỏ cũng phải chọn terroir có chất lượng tốt để sản xuất ra các loại rượu vang độc đáo với nhiều hương vị khác nhau, và điều này lại dẫn đến chi phí cao hơn.
Trước những thách thức này, cả các doanh nghiệp nhà nước lớn và các nhà máy rượu nhỏ mới tại Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn doanh thu mới. Các thương hiệu rượu vang lớn và lâu đời hơn như Changyu và Xixia King đã bắt đầu phát triển các hoạt động kinh doanh thay thế như du lịch rượu vang. Ví dụ, Xixia King sở hữu một nhà máy rượu ở khu danh lam thắng cảnh phía đông dãy núi Helan của Ninh Hạ. Các công ty khác cũng bắt đầu tập trung vào thị trường trực tuyến, thậm chí tung ra các sản phẩm chỉ bán trên mạng với thương hiệu và nhãn mác nhắm đến người tiêu dùng trẻ tuổi.
Trong khi đó, một số nhà máy rượu vang nhỏ đã giới thiệu các tour du lịch rượu vang, hầu hết đều coi du lịch là một cách để nâng cao nhận diện thương hiệu của họ hơn là một hoạt động kinh doanh khả thi. Nhiều doanh nghiệp khác thì tập trung vào việc cải thiện chất lượng rượu vang của họ với hy vọng thu được lợi nhuận. Nhưng chi phí cao, sản lượng thấp và thời gian vận hành ngắn vẫn là một thách thức không thể vượt qua, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Thể thao & văn hóa
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản