Siêu dự án tỷ đô băng qua 2 nước ASEAN bị chậm trễ: Trung Quốc hối thúc láng giềng của Việt Nam
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, hai nước cần "đẩy nhanh việc xây dựng Đường sắt Trung Quốc - Thái Lan và mở tuyến trung tâm của Đường sắt xuyên Á".
- 25-01-2024Nước giàu thứ 2 ASEAN đang ‘khủng hoảng’, dự kiến tăng trưởng bằng nửa mục tiêu của Việt Nam
- 17-12-2023Nhật Bản cam kết hợp tác cùng phát triển với ASEAN
- 10-09-2023Nước láng giềng ASEAN gặp khó khăn vì lạm phát giá gạo, lập tức "cầu viện" Việt Nam
Trang Benar News (Mỹ) đưa tin, hôm 29/1 khi kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Bangkok, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin rằng, Trung Quốc và Thái Lan cần đẩy nhanh việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đang bị trì hoãn để nối liền hai nước.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương cho biết, ông đánh giá cao quyết định của Thủ tướng Thái Lan Srettha đến thăm Trung Quốc sau khi nhậm chức, đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên mà ông Srettha đến thăm bên ngoài Đông Nam Á.
Thông cáo có đoạn: "Hai bên cần cùng nhau thúc đẩy hợp tác 'Vành đai và Con đường' chất lượng cao, đẩy nhanh việc xây dựng Đường sắt Trung Quốc - Thái Lan và mở tuyến trung tâm của Đường sắt xuyên Á."
Hai nước cũng cần "hiện thực hóa kết nối khu vực và thúc đẩy sớm thực hiện tầm nhìn phát triển liên kết của Trung Quốc, Lào và Thái Lan, nhằm tạo động lực mới và mở ra không gian mới cho sự phát triển lâu dài của hai nước" - nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nêu.
Ngoại trưởng Vương Nghị không cho biết về mong muốn khi nào tuyến đường sắt Trung Quốc - Thái Lan sẽ được hoàn thành; nhưng theo tờ Bangkok Post, Chính phủ Thái Lan đang dự kiến đưa tuyến đường sắt đi vào hoạt động từ năm 2028.
Thủ tướng Thái Lan Srettha cho biết, ông và Ngoại trưởng Vương Nghị đã thảo luận về việc mở rộng dự án đường sắt cao tốc từ tỉnh Nong Khai của Thái Lan qua Lào vào Trung Quốc.
"Dự án này phải đối mặt với những thách thức liên quan đến việc trung chuyển hàng hóa. Chúng tôi nhất trí rằng các nhóm công tác của cả hai nước sẽ hợp tác hơn nữa để giải quyết những vấn đề này", ông Srettha nói.
Vào tháng 10/2023, ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Srettha từng cho biết, Thái Lan có kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng tuyến đường sắt tới Trung Quốc, vốn bị trì hoãn do đại dịch COVID-19 và các lý do khác.
"Hậu cần là một trong những vấn đề quan trọng đối với Thái Lan liên quan đến hợp tác 'Vành đai và Con đường' và Thái Lan sẽ tăng cường kết nối giữa đường sắt nội địa của nước này và Đường sắt Trung Quốc - Lào - một dự án 'Vành đai và Con đường' hàng đầu trong khu vực", ông Srettha nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc vào thời điểm đó.
Dự án tỷ đô liên lục lùi thời hạn hoàn thành
Theo trang The Diplomat, tuyến đường sắt dài 873 km được đề xuất sẽ kết nối Bangkok với Nong Khai ở biên giới với Lào, nơi nó sẽ kết nối với tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào - một dự án trọng điểm của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2021.
Khi việc kết nối hai tuyến đường sắt hoàn thành, hành khách sẽ có thể di chuyển bằng tàu cao tốc từ Bangkok tới Côn Minh - thủ phủ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Giai đoạn đầu tới Nakhon Ratchasima dự kiến sẽ tiêu tốn 5,1 tỷ USD.
Tuy nhiên, kể từ khi khởi động vào năm 2014, dự án đường sắt này đã bị chậm trễ do nhiều trở ngại trong việc thiết kế và cấp vốn cho tuyến đường.
Vào tháng 12/2017, việc xây dựng bắt đầu ở đoạn đầu tiên của tuyến - nối Bangkok và Nakhon Ratchasima.
Nhưng 6 năm sau, dự án vẫn chậm tiến độ, bất chấp nhiều lời hứa của cựu Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha về việc thúc đẩy dự án.
Trang Pattaya Mail (Thái Lan) vào tháng 8/2023 dẫn lời Giám đốc Công ty Đường sắt Quốc gia Thái Lan Nirut Maneephan cho biết, tiến độ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 253 km giữa Bangkok và Nakhon Ratchasima - giai đoạn đầu của tuyến đường sắt nối Thái Lan và Trung Quốc - dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2027.
Ông Maneephan cũng cho biết vào thời điểm đó rằng, khoảng 24% giai đoạn đầu đã hoàn thành. Đoạn đường sắt này lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2026 nhưng tiến độ bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Đời sống & pháp luật