Singapore: Người cao tuổi nhọc nhằn trong 'bão giá'
Giá cả leo thang như hiện nay thì người cao tuổi là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất.
- 31-07-2022Người cao tuổi nhất thế giới thọ 119 tuổi, thích ăn socola, uống Coke: Hóa ra không phải chế độ ăn uống, 3 yếu tố này mới quyết định tuổi thọ
- 30-07-2022Bé gái 2 tuổi đã gia nhập cộng đồng những người có IQ cao nhất thế giới, nhưng ai cũng lo ngại IQ không tạo nên thành công
- 17-07-20223 đặc điểm thường thấy ở người thọ trăm tuổi, hóa ra sống lâu không hề vất vả: Duy trì 4 thói quen trường thọ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe
Giá cả leo thang như hiện nay thì người cao tuổi là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cụ bà Chua Lye Tszio (78 tuổi), ở Singapore đã ly hôn chồng từ lâu. Bà hiện đang sống một mình trong căn hộ thuê ở Tampines và không có lương hưu. Hàng tháng, bà nhận được khoảng hơn 10 triệu đồng tiền hỗ trợ từ 4 cô con gái.
Nhưng số tiền đó ngày càng chẳng thấm vào đâu so với tình hình giá cả leo thang như hiện nay. Singapore đang trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất trong 13 năm qua. Hệ quả là những người cao tuổi tại quốc gia này đang phải chịu áp lực rất lớn, chật vật để sinh tồn.
Nghiên cứu mới nhất về về Hưu trí và Sức khỏe của Hội đồng Quản trị Quỹ Bảo trợ Trung ương (CPF) cho thấy tỷ lệ người cao tuổi nhận tiền trợ cấp của con cái đã giảm từ 69% trong giai đoạn 2018 - 2019 xuống còn 64% trong giai đoạn 2020 - 2021.
Con số này phản ánh một phần nào việc đại dịch Covid-19 đã tác động nhiều đến kinh tế khiến những người con phải cắt giảm việc hỗ trợ cho cha mẹ mình.
Nhà kinh tế cấp cao Irvin Seah chia sẻ với tờ The Straits Times rằng, từ tháng 5/2021 đến tháng 5 năm nay, việc chi tiêu mua sắm cho những em bé bùng nổ, tăng mạnh nhất với con số 47%. Tiếp theo là chi tiêu cho giao thông tăng 44% và thực phẩm hàng ngày tăng 26%.
Theo nhà kinh tế học này, 3 thứ chi tiêu lớn nhất trong cuộc sống hàng ngày đó là thực phẩm, phương tiện đi lại, nhà ở và các tiện ích. Ông cho rằng những người trẻ có thể tìm cách cắt giảm chi tiêu giữa thời buổi lạm phát như hiện nay chẳng hạn như là bớt mua sắm.
Không có sự lựa chọn cho người cao tuổi
Với những người cao tuổi như bà Chua Lye thì họ không có sự lựa chọn nào cả. Bà chỉ có thể chi tiêu cho những thứ thiết yếu nhất. Với 10 triệu trợ cấp hàng tháng từ các con, bà Chua Lye giản tiện mọi thứ nhất có thể.
"Tôi mua số lượng vừa đủ. Miễn là được ăn đủ bữa, tôi không đòi hỏi gì nhiều hơn", cụ bà chia sẻ.
Bữa cơm hàng ngày của bà Chua Lye rất đơn giản chỉ thường là cơm, trứng, cá mòi hoặc chút thịt. Bà phải đến gặp bác sĩ 1 - 2 lần/tháng vì bệnh hen suyễn và đau khớp gối. Các cô con gái sẽ giúp bà thanh toán hóa đơn chữa bệnh.
Người cao tuổi Singapore hạn chế chi tiêu ít nhất có thể.
Bà Chua Lye chia sẻ với truyền thông rằng bà không yêu cầu bất kỳ người con nào của mình cho thêm tiền tiêu vặt vì họ còn phải lo cho gia đình riêng. 4 người con của bà đều phải làm việc vất vả để nuôi gia đình và cố gắng trang trải cuộc sống giữa thời buổi chi phí sinh hoạt tăng cao.
Những người con cũng "thắt lưng buộc bụng"
Giảng viên kinh tế Eric Yeo, 34 tuổi, biếu bố mẹ anh 10 triệu đồng mỗi tháng. Hàng năm, khi thu nhập có chút dư dả anh đều biếu thêm bố mẹ. Nhưng năm nay thì không thể. Anh còn phải nuôi 2 người con, 5 tuổi và 1 tuổi.
"Cha mẹ tôi không quá lo lắng về lạm phát. Họ đều là những người chi tiêu tiết kiệm", anh Eric Yeo cho hay và nói thêm rằng, hai anh chị khác của mình đang giúp đỡ, hỗ trợ thêm cho cha mẹ.
Bản thân anh Eric Yeo cũng đang cố gắng hạn chế tiêu xài hoang phí. Giờ đây anh đưa các con đến sân chơi miễn phí thay vì lựa chọn trung tâm thương mại. Eric Yeo chia sẻ: "Tất nhiên là gia đình tôi không đến mức quá thiếu thốn. Tôi nghĩ lạm phát sẽ sớm qua nhanh thôi".
Ông Joe Tan, người đứng đầu Care Corner Seniors Services cho biết một số khách hàng cao tuổi của ông tâm sự rằng con cái họ chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch, ngoài ra còn phải đối mặt với lạm phát và chi phí chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ họ gia tăng.
Người cao niên rất cần được giúp đỡ giữa thời kỳ bão giá.
Nhiều người lao động có thu nhập trung bình thường phải cắt giảm hoặc giữ nguyên tiền hỗ trợ cho cha mẹ. Vì thương con, không muốn tạo thêm gánh nặng và làm căng thẳng mối quan hệ trong gia đình, nhiều người cao niên trì hoãn việc yêu cầu con cái giúp đỡ tài chính.
Hệ quả là nhiều người già tìm cách chống chọi với cuộc sống thiếu thốn bằng việc ăn ít hơn hoặc sử dụng các thực phẩm kém chất lượng, bỏ qua các cuộc hẹn khám bệnh...
Hiện tại Singapore đã triển khai một số biện pháp để hỗ trợ người cao niên duy trì cuộc sống như cung cấp việc làm cho họ với tính chất và kỹ năng phù hợp; giờ giấc làm việc linh hoạt để đảm bảo lợi tích cho người cao tuổi.
Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội cho biết có nhiều nguồn hỗ trợ tài chính cho người người cao tuổi Singapore hiện nay. Và nếu như họ cần giúp đỡ có thể gọi đến đường dây nóng để nhận trợ giúp kịp thời.
Nguồn: The Straits Times
Phụ nữ Việt Nam