MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác!

Chiến lược "quốc gia thông minh" được Thủ tướng Lý Hiển Long công bố cuối năm 2014 với mục tiêu trong 10 năm tới, Singapore sẽ trở thành một quốc gia ứng dụng rộng rãi các thành tựu công nghệ tiên tiến nhất.

Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long từng viết trên Facebook năm 2017: "Quốc gia thông minh Singapore dành cho tất cả mọi người và không ai bị bỏ lại phía sau. Tất cả thành phần của xã hội, bất kể tuổi tác hay địa vị đều được hưởng lợi từ các giải pháp công nghệ".

Ngoài áp dụng nhiều ứng dụng thông minh giúp giám sát và nâng cao chất lượng sống của người dân như thanh toán điện tử hay mạng cảm biến quốc gia, Singapore còn nổi tiếng với việc áp dụng công nghệ vào nhiều mặt của cuộc sống hàng ngày, từ việc đơn giản như thanh toán bữa ăn cho đến việc bắt giữ tội phạm.

Dưới đây là 7 công nghệ như vậy:

1. Thanh toán bằng mã QR tại quán ăn đường phố

Chúng ta có thể sử dụng thẻ ATM để thanh toán tại các nhà hàng hay cửa hàng bán lẻ nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đã gọi đồ ở quán cà phê và phát hiện ra rằng mình quên ví ở nhà?

Câu trả lời là bạn vẫn có thể thanh toán bằng điện thoại của mình thay vì phải mượn tiền của người lạ. Các trung tâm ăn uống "hawker centre", nơi tập trung của nhiều tiệm ăn đường phố tại Singapore đã triển khai hệ thống mã QR liên kết với nhiều ứng dụng ngân hàng di động khác nhau.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 1.

Thanh toán bằng mã QR tại quán ăn đường phố ở Singapore.

Đến cuối năm ngoái, hệ thống này đã được mở rộng tại 120 trung tâm ăn uống "hawker centre" tại quốc đảo sư tử và việc đi ăn quên ví tiền hay thẻ ATM chỉ còn là chuyện nhỏ!

2. Ô tô kiêm tài xế tự động

Đừng quá bất ngờ khi bước lên một chiếc ô tô ở Singapore mà không thấy người lái đâu vì đơn giản, chiếc ô tô chính là lái xe. Những chiếc xe này đã được áp dụng công nghệ tự lái cho phép chúng di chuyển như một người lái xe thực thụ.

Xe không người lái nghe có vẻ đáng sợ nhưng công nghệ trên đã được Singapore thử nghiệm khắt khe trong nhiều năm. Thậm chí loại xe này còn được dùng để đưa đón các nhân vật quan trọng của đất nước như Thủ tướng Lý Hiển Long. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi ngồi trên xe tự lái ở Singapore.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 2.

Hình ảnh một chiếc xe bus tự lái của Singapore.

Cơ quan Giao thông đường bộ và Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore đã tiến hành thử nghiệm công nghệ tự lái trên một số con đường công cộng. Kế hoạch trong tương lai gần của họ là phát triển đội taxi tự lái và người dân sẽ đặt xe qua ứng dụng trên smartphone. Ngoài ra, xe bus tự lái cũng dự kiến sẽ hoạt động tại các khu vực như Punngol, Jurong và Tengah năm 2022.

3. Vòng đeo tay kết hợp theo dõi sức khỏe và thẻ EZ-Link (thẻ nạp tiền trước khi dùng để đi xe bus và tàu MRT)

Giờ đây, ở Singapore, người ta có thể sử dụng thiết bị thông minh giúp theo dõi các hoạt động tập luyện và sức khỏe của mình để dùng phương tiện giao thông công cộng như xe bus hay tàu điện ngầm MRT.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 3.

Sản phẩm vòng theo dõi hoạt động thể chất kiêm thẻ EZ-Link.

EZ-Link đã hợp tác với hai công ty công nghệ khác tại Singapore để ra mắt hai loại vòng đeo theo dõi thể chất có gắn chip EZ-Link. Chiếc vòng này có thể thay thế bất kỳ loại thẻ EZ-Link nào và vì nó được gắn vào vòng đeo trên tay nên người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian khi không phải lấy nó từ trong ví hay túi xách ra để sử dụng rồi lại cất đi như thông thường. Ngoài ra, hệ thống thanh toán của EZ-Link đã được chấp nhận tại 30.000 cửa hàng bán lẻ trên khắp Singapore nên chiếc vòng cũng có thể được dùng như một ví tiền tiện dụng.

4. Cảnh sát sử dụng drone (thiết bị bay không người lái) để tìm bắt tội phạm

Công nghệ đang đưa các cơ quan thực thi pháp luật tại quốc đảo sư tử lên một tầm cao mới theo đúng nghĩa đen: Độ cao khoảng 60 mét. Đó là giới hạn cho drone giám sát mới của Lực lượng Cảnh sát Singapore, thiết bị được trang bị còi báo động, hệ thống cảnh báo âm thanh với phạm vi 100 mét và đèn rọi mạnh gấp 10 lần đèn pha ô tô.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 4.

Drone giúp cảnh sát truy bắt tội phạm dễ dàng hơn.

Drone cho phép cảnh sát theo dõi mục tiêu dễ dàng mà không bị vật cản che khuất hay khi tìm kiếm ở trên không. Còn ở dưới mặt đất, lực lượng cảnh sát Singapore đã triển khai các robot tuần tra tại sự kiện công cộng để cung cấp hình ảnh cũng như giúp việc giám sát từ xa trở nên thuận tiện hơn.

5. Hệ thống nhà thông minh HDB

Trong giai đoạn thử nghiệm tại khu Yuhua, hệ thống nhà thông minh mới có thể sử dụng cảm biến để theo dõi sự di chuyển của các thành viên lớn tuổi khi ở trong nhà và thông báo cho người dùng nếu họ gặp nạn.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 5.

Giao diện của Smart Home HDB.

Bên cạnh đó, hệ thống còn theo dõi việc sử dụng thiết bị gia dụng, gửi thông báo qua tin nhắn điện thoại khi chúng vẫn hoạt động khi không có ai ở nhà và cho phép người dùng bật/tắt thiết bị từ xa để đảm bảo an toàn.

6. Cột đèn đường thu thập dữ liệu

Với sự cải tiến công nghệ không ngừng ở Singapore, ngay cả những cột đèn tưởng như không có tác dụng gì ngoài chiếu sáng cũng được nâng cấp. Singapore có kế hoạch trang bị cho mạng lưới đèn đường các hệ thống cảm biến và phân tích cũng như ra mắt nguyên mẫu ở Geylang trong năm nay.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 6.

Đèn đường ở Singapore sẽ được nâng cấp để thông minh hơn.

Công nghệ mới cho phép các cột đèn thông minh thu thập dữ liệu như điều kiện thời tiết, giao thông, âm thanh bất thường như tai nạn hoặc lời kêu cứu của người gặp nạn ở những khu vực bị cô lập. Thậm chí chúng còn có thể được sử dụng để hướng dẫn cho các phương tiện tự lái.

7. Robot đang được "hòa nhập" với xã hội

Singapore đã đưa nhân viên là robot vào lực lượng lao động được một thời gian, với nhiệm vụ chính là tìm và trả lại các mặt hàng dịch vụ cho khách hàng. Trong ngành công nghiệp y học, robot cũng được sử dụng rộng rãi để phân phối thuốc vì chúng di chuyển nhanh hơn, từ đó làm giảm thời gian chờ tại các hiệu thuốc.

Singapore - Thành phố thông minh nhất thế giới: Khi công nghệ trở thành chìa khóa phát triển, robot thay thế con người, cột đèn đường cũng ở một đẳng cấp khác! - Ảnh 7.

Một robot làm việc tại bệnh viện ở Singapore.

Trên đây mới chỉ là 7 trong rất nhiều tiến bộ công nghệ đã và đang từng bước giúp Singapore trở thành quốc gia thông minh. Tuy thuộc danh sách 20 nước có diện tích nhỏ nhất thế giới nhưng quốc đảo này đã cho thấy sức mạnh của công nghệ đã giúp họ "lột xác" mạnh mẽ như thế nào.

Từ một làng chài nhỏ từng phải đi mua nước ngọt để dùng, giờ đây, Singapore đã trở thành một trong bốn "con rồng" kinh tế của châu Á cùng Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong.

Năm 2017, thủ đô Singapore đã vượt qua London, New York, San Francisco hay Seoul để trở thành thành phố hiệu suất nhất trong xếp hạng hiệu suất thành phố thông minh toàn cầu do Juniper Research thực hiện. Nghiên cứu do Intel tài trợ tiến hành xếp hạng top 20 thành phố thông minh toàn cầu dựa trên bốn chỉ số cốt lõi là tính di động, y tế, an toàn công cộng và hiệu suất.

Việt Nam có 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng toàn diện trên mọi lĩnh vực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Động lực tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư, … không còn nhiều dư địa trong nền kinh tế số. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn hiện hữu. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao, Việt Nam có nền kinh tế hiện đại, năng động, phát triển nhanh, bền vững, độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cần có động lực tăng trưởng mới có tính đột phá.

Để góp phần phát triển các giải pháp đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức "Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam 2019", sẽ diễn ra vào Thứ 5, ngày 9/5/2019, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự và chủ trì hội nghị. Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành thảo luận tại diễn đàn

Sự kiện này sẽ có sự góp mặt của nhiều chính khách, doanh nhân nổi tiếng, đầu tư lớn, có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ: ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội; ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Tập đoàn CMC; bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Công ty VinFast; ông Hùng Trần – Giám đốc Công ty Got It, ông Nguyễn Thế Tân, TGĐ VCCORP; ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch – TGĐ Công ty VNG; ông Lữ Thành Long – Chủ tịch Công ty Misa; GS. Kim Hyun Chul, nguyên cố vấn kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc; ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright…

Theo Gia Vũ

Trí Thức Trẻ/Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên