Singapore trải thảm đỏ đón robot cố vấn tài chính
Trong một văn kiện tư vấn gần đây, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã đề nghị "giải phóng" các cố vấn số hóa (digital adviser) khỏi yêu cầu tối thiểu 5 năm kinh nghiệm và giá trị tài sản quản lý 1 tỷ SGD (723 triệu USD) - một động thái được cho là dấu hiệu tán thành từ phía giới chức đối với robot cố vấn tài chính.
- 23-05-2017Hàng loạt nhân viên bán lẻ ở Mỹ nguy cơ thất nghiệp vì… robot
- 11-05-2017Viện CFA dự kiến sẽ đưa AI, robot tư vấn tài chính và phương pháp phân tích số liệu lớn vào đề thi năm 2019
- 26-04-2017"Soi" tham vọng thống trị ngành robot của Trung Quốc: Cường quốc thế giới hay bong bóng robot?
Trong khi nhà đầu tư, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không muốn trả những khoản phí "cắt cổ" để thuê một người làm quản lý quỹ mà lại không nhận được khoản lợi nhuận mong muốn, ngành dịch vụ tài chính nên trao cho các nhà quản lý quỹ dựa trên thuật toán một chỗ đứng trên thị trường.
Những người này tuyên bố rằng họ có thể làm việc hiệu quả hơn và minh bạch hơn. Họ xứng đáng có một cơ hội để chứng minh điều đó.
Trong một văn kiện tư vấn gần đây, cơ quan quản lý tiền tệ (MAS) đã đề nghị "giải phóng" các cố vấn số hóa (digital adviser) khỏi yêu cầu tối thiểu 5 năm kinh nghiệm và giá trị tài sản quản lý 1 tỷ SGD (723 triệu USD). Như vậy, chỉ cần có chuyên môn về quản lý, công nghệ và danh mục đầu tư bao gồm tối thiểu 80% cổ phiếu thuộc quỹ ETF, họ sẽ được cấp phép quản lý quỹ.
Đây được cho là một dấu hiệu tán thành từ phía giới chức đối với các nhà quản lý quỹ dựa trên thuật toán. Bên cạnh đó, MAS còn tuyên bố sẽ thành lập một ban cố vấn và quản lý cấp cao chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thuật toán.
Một trong số những rủi ro có thể xảy ra đến từ cảm giác an toàn sai lầm của cổ phiếu ETF.
Singapore đã đúng khi nhấn mạnh rằng các cố vấn số hóa nếu muốn được cấp phép thì cần có danh mục đầu tư với tỷ lệ ETF tối thiểu là 80% để đảm bảo an toàn.
Hình thức bảo vệ này có thể là đủ khi chỉ số biến động trên sàn chứng khoán VIX nằm ở mức 10. Nhưng nếu ETF tiếp tục giành được thị phần từ các nhà đầu tư chủ động, VIX có thể sẽ vượt mức 30 - giống như thời kỳ giữa năm 1998 - 2002 và trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó tính thanh khoản của ETF sẽ là một ảo ảnh và các nhà đầu tư tức giận sẽ muốn kiện các robot cố vấn của họ.
May mắn cho Singapore. Kể từ tháng 12/2018, các quỹ tương hỗ không giới hạn ở Mỹ bao gồm ETF sẽ không được phép nắm giữ trên 15% giá trị tài sản ròng là cổ phiếu mà không thể bán trong vòng 7 ngày. Cho đến khi một thông lệ tương tự trở thành điều lệ được chấp nhận trên toàn cầu, bất cứ niềm tin nào vào sự an toàn của ETF sẽ đi kèm với rủi ro cháy thanh khoản bất ngờ mà trước đó đã bị đánh giá thấp.
Cho dù vậy cũng không nên ngăn cản Singapore trải thảm đỏ đón những robot cố vấn, cho đến khi giới chức đã thực sự hiểu được vấn đề.