Sinh viên cầm 10 triệu mỗi tháng nhưng lúc nào cũng hết tiền, phải vay nợ bạn bè rồi húp mì tôm: Học đại học quá đắt đỏ hay mức sống sinh viên thời nay quá cao?
Dù được bố mẹ chu cấp cho khoản tiền khá lớn song hầu như tháng nào cô bạn này cũng tiêu hết sạch tiền.
- 15-07-2024Phỏng vấn sinh viên ĐH Harvard suốt 10 năm, nhà kinh tế học phát hiện: Những người thành công được bố mẹ nuôi dạy theo 4 cách này
- 15-07-20241 ngành học siêu mới, lần đầu được đào tạo chính quy tại Việt Nam: Cực khát nhân lực, sinh viên không lo thiếu việc làm
- 12-07-20241 ngôn ngữ có 1,5 tỷ người sử dụng, được đào tạo tại 80 trường Việt Nam: Gần 100% sinh viên ra trường có việc, thu nhập không giới hạn, có thể tới 1000 USD/ tháng
T.Q (21 tuổi) đang là sinh viên của một trường đào tạo về ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Cũng như bao bạn trẻ khác, T.Q cũng có những sai làm tuổi trẻ đáng nhớ, điển hình là trong vấn đề tài chính và cách quản lý chi tiêu. Dù luôn được cha mẹ bao bọc và cung cấp khoản tiền chi tiêu dư dả, lại còn có vài ba triệu đồng từ làm thêm bên ngoài, song tháng nào cô bạn cũng dùng hết sạch tiền, thậm chí sống khổ sở trong khi chờ đợi lần nhận tiền từ phụ huynh ở tháng sau.
Cùng gặp T.Q và lắng nghe câu chuyện của cô bạn nhé!
Sinh viên cầm trên tay 10 triệu đồng nhưng tháng cũng tiêu hết sạch
T.Q chia sẻ, hàng tháng cô bạn được bố mẹ cho 8 triệu đồng, kết hợp với 2 triệu đồng từ công việc gia sư bên ngoài. Như thế, T.Q có 10 triệu đồng để trang trải cuộc sống sinh viên ở Hà Nội. Vốn tưởng đây là một mức tài chính dư dả với những người trẻ khi còn ngồi trên giảng đường, thế nhưng T.Q thường xuyên than thở... hết sạch tiền cùng bạn bè.
T.Q liệt kê các khoản chi tiêu của mình như sau: "Mình dành 3 triệu đồng cho tiền thuê phòng trọ và ở một mình; 1,5 triệu đồng để đóng học phí. Còn khoảng 6,5 triệu đồng thì mình dành để mua sắm đồ đạc cho bản thân. Tiền thực phẩm thì mình không cần trả vì thường xuyên được bố mẹ cho đồ ăn mang từ quê lên.
Khoản chi tốn kém nhất chắc chắn là mua sắm cá nhân. Mình khá thích dùng đồ công nghệ đời mới nên dù là sinh viên thì cũng sắm đủ Macbook, Ipad và Iphone 16 giá triệu đồng. Bên cạnh đó, mình còn chi khá nhiều để đi uống nước bên ngoài, mua quần áo và mỹ phẩm".
T.Q chia sẻ, với sở thích mua sắm thì cô nàng rất khó tiết kiệm được. Bởi lẽ nếu tháng nào để riêng được một khoản nhỏ thì cô nàng bạn lại dùng hết để đi shopping cho tháng sau hay đi ăn uống, du lịch cùng bạn bè.
"Mình cũng muốn chi tiêu sao cho mỗi tháng tiết kiệm được 2-3 triệu đồng để mai sau ra trường có chút vốn. Nhưng tính mình ham chơi, thích mua sắm nên thường xuyên tiêu hết sạch tiền được bố mẹ cho, cùng với tiền mình đi làm. Có những tháng vì lỡ tiêu hết tiền mà vẫn còn giữa tháng nên mình đành vay thêm tiền từ bạn, hoặc chuyển sang ăn uống tiết kiệm như ăn mì gói, chia thịt ra ăn nhiều ngày,...
Khi hết tiền, mình chấp nhận vay nợ hoặc sống khổ chút, chứ không gọi điện về xin thêm tiền từ bố mẹ. Vì mình sợ phụ huynh sẽ càng mắng thêm chứ không thương xót gì con đâu (cười)", T.Q tâm sự.
Không để chuỗi ngày không tiết kiệm được xu nào tái diễn
"Ông bà ta hay có câu: 'Thất bại là mẹ thành công'. Sau rất nhiều lần chi tiêu quá tay, nỗ lực tiết kiệm nhưng thất bại, mình quyết định phải sống kỷ luật hơn. Mình tự hỏi, chẳng lẽ bản thân cứ tiêu tiền như vậy mãi sao? Hành trình thay đổi thói quen chi tiêu của mình bắt đầu từ tháng 2 năm nay và đã có những thành quả nhất định", T.Q chia sẻ.
Bước đầu tiên trong hành trình cải tổ tài chính là cô nàng đánh giá mình đang chi tiêu sai ở bước nào, từ đó tìm ra hướng đi giải quyết vấn đề. T.Q cho hay: "Lỗi sai của mình nằm ở đây, mình có nhiều tiền nhưng chi tiêu cũng mạnh tay không kém. Bên cạnh đó, mình còn bị "ảo tưởng" về những khoản chi tưởng nhỏ nhặt, nhưng gộp lại thì cuối tháng lại ra con số vô cùng khổng lồ. Để thay đổi tài chính, mình chọn hạn chế tiêu dùng và duy trì lối sống lành mạnh, kiên quyết nói không với mua hàng theo cảm xúc và xu hướng".
Dưới đây là 3 thay đổi chính trong cách quản lý tài chính của T.Q:
- Tự đặt câu hỏi trước khi tính mua cái gì đó mắc tiền: Trước khi tính đi shopping, du lịch hoặc chi tiền ăn uống cùng bạn bè, cô bạn sẽ tự hỏi khoản chi này có đáng không? Nếu khoản chi chỉ mang lại niềm vui nhưng vượt quá ngân sách tiêu thì cần kiên quyết loại bỏ.
- Nói không với mua hàng chỉ vì giá rẻ: Trước kia, T.Q có nhiều lần chi tiền mua sắm không cần thiết chỉ vì chúng được gắn mác "giá rẻ", "giá hời" hoặc sale. Cô nàng nhận ra, các món hàng này khi mua về thường ít khi được sử dụng đến hoặc có chất lượng không quá cao, ít bền.
- Đặt mục tiêu tiết kiệm 2-3 triệu đồng/tháng:
"Để có thể tiết kiệm, bạn cần có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và có thể đạt được", T.Q nói về nguyên tắc của mình. Cũng vì thế, vào đầu tháng sau khi nhận tiền từ gia đình, cô nàng sẽ để riêng tiền tiết kiệm là khoảng 2-3 triệu đồng/tháng vào tài khoản ngân hàng khác. Còn bao nhiêu, T.Q mới tính toán đến các chi phí tiêu dùng hàng tháng.
"Sau khi làm được các nguyên tắc trên, mình mới bắt đầu có kỷ luật tài chính với bản thân hơn. Tình cảnh phải vay mượn bạn bè, hay cứ cuối tháng lại tiêu hết sạch tiền đã không còn tái diễn", T.Q cho biết.
Nhịp sống kinh tế