Sinh viên “nhạy cảm” Trung Quốc hẹp cửa ở Mỹ
Kể từ mùa hè năm ngoái, sinh viên Trung Quốc tham gia chế tạo robot, hàng không, kỹ thuật và sản xuất công nghệ cao phải đối mặt với sự kiểm soát thị thực chặt chẽ hơn ở Mỹ.
- 29-04-2019Những ngôi làng 800 tuổi tại Trung Quốc nguy cơ bị xóa sổ bởi đô thị hóa
- 28-04-2019Anh nông dân chăn lợn Trung Quốc bỗng chốc trở thành "ngôi sao" mạng xã hội kiếm được gần 3000 USD mỗi tháng nhờ xu hướng live-stream
- 27-04-2019Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chấp thuận yêu cầu của ông Trump về thương mại?
- 26-04-2019Muốn biết tương lai của ngành bán lẻ, hãy nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc
- 26-04-2019Thị trường nợ 13 nghìn tỷ USD của Trung Quốc sẽ trở thành "kẻ chiến thắng" của cuộc chiến thương mại như thế nào?
Giống như hàng triệu người Trung Quốc sáng láng, David Yu rời quê hương Bắc Kinh, theo đuổi nghiên cứu sau đại học ở Mỹ. Kế hoạch là lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật vật liệu tiên tiến, làm việc cho một công ty đa quốc gia hàng đầu của Mỹ và cuối cùng trở về nhà, khi đó bản lý lịch "mạ vàng" sẽ mở ra cơ hội tìm được những công việc đáng mơ ước. Dù gì đi nữa, đó cũng chỉ là kế hoạch.
Nhiều tháng sau khi nhận bằng tiến sĩ năm ngoái, chuyên gia 30 tuổi về hợp kim được sử dụng trong máy bay và động cơ phản lực vẫn chưa có việc làm trong ngành hàng không vũ trụ. Tại các công ty như Boeing, nhiều công việc liên quan đến vấn đề an ninh của chính phủ chỉ dành cho công dân Mỹ. Bị từ chối liên hồi, David Yu tìm việc ở các ngành công nghiệp khác. Anh ấy bỏ lỡ hai lần đoàn tụ gia đình dịp Tết Nguyên đán liên tiếp vì sợ không được phép quay lại Mỹ.
Tương tự, Mitch Yu cho biết tại một hội chợ việc làm gần đây tại trường ĐH Harvard: "Là người Trung Quốc có bằng cấp trong các lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ gần như tương đương với việc bị từ chối ngay cả trước khi nộp đơn. Tôi đã từ bỏ hy vọng tìm được việc làm ở Mỹ phù hợp với kỹ năng của mình".
Khoảng 365 trong số 363.341 sinh viên Trung Quốc học tập trong các lĩnh vực STEM. Ảnh: REUTERS
40 năm sau khi Washington và Bắc Kinh tái lập quan hệ ngoại giao, các cánh cửa tham gia lĩnh vực khoa học và công nghệ dường như khép lại nhanh chóng. Mỹ cảnh giác cáo buộc đối tác thương mại lớn nhất của họ liên quan đến các biện pháp không công bằng, từ cưỡng bức chuyển giao công nghệ đến trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp công nghiệp. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, cuộc chiến thương mại đang diễn ra đã che dấu một cuộc cạnh tranh sâu sắc hơn, kéo dài hơn về sự vượt trội trong các công nghệ tiên tiến, có thể mang lại cho nhà lãnh đạo một lợi thế quân sự và kinh tế quan trọng.
Công dân Trung Quốc chiếm 1/3 trong số 1,1 triệu sinh viên quốc tế tại Mỹ, theo Viện Giáo dục Quốc tế có trụ sở tại New York. Khoảng 365 trong số 363.341 sinh viên Trung Quốc học tập trong các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Sinh viên quốc tế có bằng cấp trong bất kỳ lĩnh vực STEM nào có thể ở lại Mỹ tới 3 năm. Tuy nhiên, kể từ mùa hè năm ngoái, các sinh viên Trung Quốc tham gia chế tạo robot, hàng không, kỹ thuật và sản xuất công nghệ cao - lĩnh vực ưu tiên trong chính sách công nghiệp "Made in China 2025" của Bắc Kinh - phải đối mặt với sự kiểm soát thị thực chặt chẽ hơn.
Các sinh viên Trung Quốc trong "lĩnh vực nhạy cảm" cũng có thể phải đối mặt với sàng lọc từ các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao xác nhận tại một phiên điều trần của Thượng viện vào tháng 6 năm ngoái. Một số nhà tuyển dụng xa lánh người Trung Quốc vì những rủi ro cao về thị thực. Ngay cả người Mỹ gốc Hoa cũng không tránh khỏi sự nghi ngờ.