SMC: Chi phí tài chính tăng vọt, 6 tháng đầu năm lãi ròng nhích nhẹ lên 161 tỷ đồng
Liên quan đến hoạt động tài chính, nợ vay SMC ngắn hạn nửa đầu năm tăng tương đối, từ 1.847 tỷ lên 2.509 tỷ đồng. Chưa kể, dự nợ dài hạn tăng với tỷ lệ mạnh hơn 27% lên 94 tỷ đồng.
- 12-07-2018SMC ước lãi ròng quý II tăng trưởng 90% đạt 85 tỷ đồng
- 26-06-2018SMC chốt quyền trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu tổng tỷ lệ 35%
CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2018 với doanh thu tăng mạnh gần hai lần lên 4.893 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh Công ty tăng đáng kể từ mức 117 tỷ (quý 2/2017) lên 257 tỷ đồng.
Tuy nhiên, doanh thu tài chính trong kỳ giảm mạnh (từ 28 tỷ xuống chỉ còn 6 tỷ đồng), đi cùng với chi phí tài chính tăng đột biến gần 4 lần lên hơn 54 tỷ đồng, trong đó áp lực gia tăng chủ yếu đến từ lãi vay với hơn 31 tỷ đồng, cùng với khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính hơn 20 tỷ đồng. Mặt khác, nhờ khoản lợi nhuận khác phát sinh hơn 14 tỷ khiến Công ty thu về tổng cộng hơn 87 tỷ đồng lãi ròng, trong khi quý 2 năm ngoái chỉ đạt 46 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Công ty tăng mạnh lên 8.161 tỷ, tức tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Song, tại hoạt động tài chính, doanh thu giảm mạnh trong khi chi phí tăng cao khiến lợi nhuận thuần SMC chỉ đi ngang tại mức 187 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng không có nhiều thay đổi, ghi nhận 161 tỷ đồng.
Liên quan đến hoạt động tài chính, nợ vay SMC ngắn hạn nửa đầu năm tăng tương đối, từ 1.847 tỷ lên 2.509 tỷ đồng. Chưa kể, dự nợ dài hạn tăng với tỷ lệ mạnh hơn 27% lên 94 tỷ đồng.
Chi tiết về khoản mục tài chính, doanh thu giảm chủ yếu do khoản lãi tiền gửi tại ngân hàng giảm mạnh, từ 26 tỷ đồng chỉ còn xấp xỉ 4,5 tỷ. Về chi phí, trong kỳ Công ty phải trích lập hơn 20 tỷ dự phòng đầu tư, trong khi cùng kỳ năm ngoái được hoàn nhập hơn 15 tỷ đồng, dẫn đến những chênh lệch khá lớn về con số cuối cùng ghi nhận tại thời điểm 30/6/2018.
Nguồn: BCTC SMC.
Về SMC, Công ty từng chia sẻ các hoạt động cốt lõi với định hướng chuyển dịch dần sang mảng gia công sản xuất thép dẹt có biên lợi nhuận tốt hơn và ổn định hơn vẫn đang được triển khai tích cực và hiệu quả. Cụ thể, đến cuối quý 2, SMC Sendo đã hoàn thành và đưa vào vận hành ổn định giai đoạn 2 nhà máy sản xuất ống thép. Nhà máy Cơ Khí Thép SMC với dây chuyền mạ kẽm công suất 160.000 tấn/năm vừa đưa vào vận hành cuối quý 3/2017 đã nhanh chóng đạt công suất tối đa, là cơ sở cho việc triển khai giai đoạn 2 nâng công suất lên gấp đôi, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Về mảng Coil Center, trong nửa cuối năm 2018, SMC tiếp tục đầu tư mở rộng tại SMC Hà Nội và đầu tư mới tại SMC Đà Nẵng.
Ngày 9/7 vừa qua, SMC đã chốt quyền trả cổ tức đợt cuối năm 2017 với tổng tỷ lệ 35%, bao gồm 5% tiền mặt và 30% cổ phiếu. Theo đó, công ty phát hành 12.599.772 cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, ứng tỷ lệ 30%; nguồn được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2017. Trên thị trường, cổ phiếu SMC vừa hồi phục mạnh từ đợt giảm sâu, hiện đang giao dịch tại mức 18.900 đồng/cp.
Biến động cổ phiếu SMC 1 năm qua.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Cao su Tân Biên (RTB) ghi nhận 207 tỷ đồng lãi từ thanh lý cây vườn cây cao su trong 6 tháng đầu năm
- Doanh thu BĐS giảm mạnh, LNST 6 tháng đầu năm 2018 của Tasco giảm 77% so với cùng kỳ
- Tập đoàn Sao Mai "bỏ quên" 62 tỷ đồng lợi nhuận khi kết quả kinh doanh bất ngờ tăng đột biến gần 20 lần so với cùng kỳ
- Dịch vụ chuyển phát nhanh tiếp đà bứt phá, Viettel Post báo lãi 6 tháng đầu năm tăng trưởng 60%
- Khóc cười sau mùa soát xét báo cáo tài chính