Số cặp đôi kết hôn tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 90 năm
Số cặp đôi Nhật Bản kết hôn vào năm 2023 lần đầu tiên giảm xuống dưới con số 500.000 sau 90 năm.
- 19-02-2024Vì đâu nhiều quốc gia Đông Nam Á, từ Singapore, Thái Lan đến Indonesia đang phát tiền cho người dân?
- 19-02-2024Việt Nam và một quốc gia châu Phi chiếm 2/3 mức sụt giảm sản lượng toàn cầu của Heineken trong năm ngoái: Ba chữ "nồng độ cồn" thực sự uy lực
- 18-02-2024Các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu nỗ lực hạ giá xe điện
- 18-02-2024Mua đồ giảm giá ở siêu thị về nhà bỗng thành triệu phú, anh chàng khiến dân mạng trầm trồ "xin vía" khi hé lộ kho báu bất ngờ
Nguyên nhân là do nhiều người phải chật vật trong việc tìm kiếm bạn tâm giao của mình trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và những lo ngại về tài chính đè nặng lên tâm trí giới trẻ.
Nội các Nhật Bản đã thông qua dự luật mở rộng các biện pháp nhằm đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm. Dự luật bao gồm tăng cường trợ cấp cho trẻ em và trợ cấp nghỉ phép chăm sóc trẻ với kinh phí khoảng 3.600 tỷ Yen (khoảng 24 tỷ USD) mỗi năm kể từ năm tài chính 2026.
Trước đó, vào năm 2023, thống kê của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy nước này ghi nhận 504.878 lượt đăng ký kết hôn vào năm 2022. Con số này là 706.000 vào năm 2010 và 798.000 trong năm 2000, theo đó số cuộc kết hôn đã giảm 37% trong vòng hơn hai thập niên qua, theo báo The Japan Times.
Ở một đất nước mà số trẻ em ra đời ngoài hôn nhân chỉ chiếm 2% tổng số ca sinh như Nhật Bản, số người kết hôn có mối liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ sinh. Trong bối cảnh tỷ lệ sinh và tổng dân số của Nhật Bản đều suy giảm, việc giải quyết cuộc khủng hoảng kết hôn hiện nay có thể tác động đến tương lai của nền kinh tế này.
Các bậc cha mẹ tham dự một sự kiện mai mối ở Tokyo. (Ảnh: AFP)
Một cuộc khảo sát của Viện Dân số và An sinh xã hội Quốc gia Nhật Bản được công bố vào năm 2022 cho thấy 17,3% nam giới và 14,6% phụ nữ trong độ tuổi từ 18 - 34 cho biết họ không có ý định kết hôn - tỷ lệ cao nhất kể từ khi khảo sát này được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1982.
Tuy nhiên, cũng theo cuộc khảo sát, khoảng 80% số người được hỏi cho biết họ vẫn muốn lấy vợ, lấy chồng, do đó nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay không phải do người trẻ ở Nhật Bản không có mong muốn kết hôn. Điều quan trọng là họ tin rằng có quá nhiều trở ngại không thể vượt qua trên hành trình đó, theo nhà xã hội học Shigeki Matsuda tại Đại học Chukyo (Aichi, Nhật Bản).
Cụ thể, mức lương tại Nhật Bản gần như không tăng kể từ thập niên 1990 và triển vọng việc làm không sáng sủa là những thách thức mà người trẻ nước này đã và đang phải đối mặt. Chi phí sinh hoạt cao và thời gian làm việc kéo dài ở Nhật Bản khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều phụ nữ trẻ ở Nhật Bản muốn tận hưởng sự tự do khi họ độc thân và có sự nghiệp của riêng mình thay vì chỉ làm nội trợ.
VTV