Số điện thoại chưa chuẩn hoá sẽ bị thu hồi từ ngày 15/5/2023: SIM có làm lại được không?
Ngày 15/5, gần 1 triệu đầu số điện thoại di động bị khóa 2 chiều và chưa chuẩn hóa thông tin sẽ chính thức bị các nhà mạng thu hồi. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện tại là SIM bị thu hồi có lấy lại được không?
- 15-05-20232 trường hợp sẽ bị khoá SIM, thu hồi số điện thoại từ ngày 15/5/2023: Kiểm tra ngay để không mất số!
- 21-04-2023Làm ngay điều này để kiểm tra số điện thoại, thẻ tín dụng của mình có bị rao bán trên web đen hay không
- 18-03-2023Cảnh giác trước các số điện thoại lạ "mời" chuẩn hóa thông tin thuê bao
Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, từ 15/5, tất cả các SIM thuê bao có thông tin không trùng khớp đã bị khóa 2 chiều sẽ bị thu hồi về kho số thuộc nhà mạng tương ứng.
Chính thức thu hồi đầu số điện thoại chưa chuẩn hóa
Theo đó, thực hiện Nghị định 49/2017/NĐ-CP trong lĩnh vực viễn thông di động, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý, góp phần giải quyết triệt để tình trạng sử dụng SIM thuê bao di động có thông tin không đúng quy định, thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn, không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa.
Từ 15/5, tất cả các SIM thuê bao có thông tin không trùng khớp đã bị khóa 2 chiều sẽ bị thu hồi về kho số thuộc nhà mạng (Ảnh minh hoạ)
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP) quy định thông tin thuê bao, bao gồm:
- Số thuê bao, đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);
- Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Ngày tháng năm sinh;
+ Quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân;
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);
Như vậy, với những thuê bao chưa cung cấp thông tin hoặc những thông tin trên của chủ thuê bao chưa trùng khớp các trường thông tin cá nhân lưu trữ tại CSDLQG về dân cư thì cần phải thực hiện chuẩn hoá.
Tính đến thời điểm 15/5, vẫn còn khoảng 1 triệu thuê bao bị khóa 2 chiều chưa chuẩn hóa lại thông tin cá nhân. Theo tính toán của các nhà mạng, số thuê bao bị khóa 2 chiều đi đăng ký, xác thực lại thông tin cá nhân hiện nay không nhiều, hầu hết những ai đã bị khóa 2 chiều sẽ đi làm lại thuê bao mới và bỏ số thuê bao cũ.
SIM bị thu hồi có làm lại được không?
Việc lấy lại SIM bị thu hồi phụ thuộc vào chính sách của từng nhà mạng lẫn trường hợp của từng người. Với SIM VinaPhone, Viettel hay cả MobiFone, bạn cần liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng và cung cấp thông tin.
Việc lấy lại SIM bị thu hồi phụ thuộc vào chính sách của từng nhà mạng lẫn trường hợp của từng người (Ảnh minh hoạ)
Nhân viên sẽ kiểm tra số điện thoại thu hồi cho bạn. Tuỳ vào từng trường hợp sẽ có phương án khác nhau. Nếu SIM chưa được người mới mua lại, việc lấy SIM vẫn có thể thực hiện.
Theo Cục Viễn thông, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là rất cần thiết, điều này giúp đảm bảo thông tin thuê bao trùng khớp với thông tin trong cơ sở quốc gia về dân cư và sẽ góp phần giải quyết tình trạng SIM, thuê bao di động không đúng quy định.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khuyến khích người sử dụng thực hiện gửi tin nhắn TTTB tới đầu số 1414 (miễn phí) để tự kiểm tra nhằm kịp thời cập nhật thông tin thuê bao của mình. Sự phối hợp của người dùng sẽ góp phần hạn chế dịch vụ tin nhắn rác, cuộc gọi rác và xây dựng môi trường tiêu dùng thông minh, an toàn
Cũng trong tháng 5 và tháng 6 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức thanh tra diện rộng với sự tham gia của thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh trên toàn quốc nhằm xử lí nghiêm tình trạng vi phạm thông tin thuê bao trên điện thoại.
Thể thao & văn hóa