Số doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ tăng gấp đôi
Theo báo cáo từ S&P Global Ratings, số doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ trong tháng 4/2024 đã tăng hơn gấp đôi so với tháng 3/2024.
- 16-05-2024Cuộc chiến chưa kết thúc: 12.000 bác sĩ Hàn Quốc đình công tiếp tục đối mặt với khó khăn mới, khủng hoảng y tế toàn quốc rơi vào bế tắc
- 16-05-20245,5 triệu doanh nghiệp mới đăng ký trong 1 năm: Người Mỹ sục sôi khởi nghiệp trở lại, có startup ra đời bởi cựu nhân viên Twitter sau khi bị sa thải
Theo báo cáo từ S&P Global Ratings, số doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ trong tháng 4/2024 đã tăng hơn gấp đôi so với tháng 3/2024 lên mức cao nhất trên cơ sở hàng tháng kể từ tháng 10/2020.
Theo báo cáo của S&P vừa công bố, tháng 4/2024 chứng kiến 18 vụ vỡ nợ trên toàn cầu, dẫn đầu là 10 vụ vỡ nợ ở Mỹ trị giá 7,1 tỷ USD, bao gồm sự phá sản của nhà cung cấp công nghệ thông tin ConvergeOne Holdings và nhà bán lẻ thời trang Express Inc.
Báo cáo cho biết: "Kỳ hạn trả lãi sắp đến, hoạt động căng thẳng và chi phí tái cấp vốn tăng cao là một trong những lý do chính khiến tỷ lệ doanh nghiệp phá sản gia tăng".
Tại Mỹ, 56% trong tổng số các vụ vỡ nợ công khai trong tháng 4/2023 là do phá sản, trong khi phần còn lại đến từ các sàn giao dịch gặp khó khăn.
Tuy nhiên, S&P lưu ý rằng các giao dịch gặp khó khăn là nguyên nhân chính gây ra những vụ vỡ nợ trên toàn cầu trong năm nay, chiếm 44% số vụ vỡ nợ trong tháng 4/2024 và 51% số vụ vỡ nợ tính đến thời điểm hiện tại, dẫn đến 28 công ty vỡ nợ.
Theo S&P, trong khi số vụ vỡ nợ toàn cầu tăng hơn gấp đôi thì giá trị nợ lại giảm gần một nửa từ 16,3 tỷ USD xuống 8,6 tỷ USD.
Các công ty trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, truyền thông và giải trí dẫn đầu số vụ vỡ nợ trong tháng 4/2024. Cả hai lĩnh vực này đều có nhiều vụ vỡ nợ nhất từ đầu năm đến nay.
S&P lưu ý rằng mặc dù Mỹ dẫn đầu thế giới về số vụ vỡ nợ từ đầu năm đến nay, nhưng con số 15 vụ vỡ nợ kể từ đầu năm 2024 đến nay của châu Âu là mức cao nhất của khu vực này kể từ năm 2008.
VTV