Sở hữu 4 phẩm chất này, bạn sẽ ngày càng thành công trên con đường trở thành doanh nhân
Nghiên cứu của Myers-Briggs đã chỉ ra rằng những người thuộc nhóm tính cách ENTP, ESTJ, ENTJ, INTJ, và ISTJ thường có thu nhập cao hơn và tự chủ hoặc quản lý nhiều người hơn những nhóm tính cách khác.
- 20-02-2020Các doanh nghiệp Trung Quốc than phiền không đủ tiền trả lương cho nhân viên
- 02-12-2019Các doanh nghiệp cả nhà nước và tư nhân liên tiếp vỡ nợ, Trung Quốc nhấp nháy báo động đỏ
- 07-11-201911 năm sau vụ sữa nhiễm melamin gây chấn động, 1 doanh nhân Trung Quốc vừa trở thành tỷ phú nhờ sữa công thức cho trẻ em
Nếu bạn nghĩ rằng doanh nhân là những người đặc biệt, thì bạn đã đúng...một nửa.
Nghiên cứu của Myers-Briggs đã chỉ ra rằng những người thuộc nhóm tính cách ENTP, ESTJ, ENTJ, INTJ, và ISTJ thường có thu nhập cao hơn và tự chủ hoặc quản lý nhiều người hơn những nhóm tính cách khác. Đương nhiên, để thành công trong việc vận hành một doanh nghiệp thì việc thuộc những nhóm tính cách trên là chưa đủ.
Richard Branson, Steve Jobs, Oprah Winfrey, Arianna Huffington, và Donald Trump là những người thuộc những nhóm tính cách kể trên. Nhưng việc bạn có khuynh hướng tính cách thuộc nhóm những người khởi nghiệp không có nghĩa bạn được sinh ra để xây dựng một doanh nghiệp riêng. Và cũng vì vậy, phương pháp MBTI chỉ phác hoạ khuynh hướng, chứ không 100% nói lên khía cạnh khả năng. Dù sao đi nữa, 4 điểm đặc biệt dưới đây là những yếu tố mà các nhóm tính cách trên sở hữu, đồng thời là những đặc tính vô cùng quan trọng hỗ trợ cho quá trình khởi nghiệp.
1. Sự tò mò
Nhóm ENTJ luôn cảm thấy chán với những nhiệm vụ mà họ đã rất giỏi và luôn tìm kiếm những kĩ năng mới. Nhóm ISTJ thì luôn tìm hiểu tất cả những bằng chứng cho logic của mình. Nhóm ENTP luôn không ngừng theo đuổi kiến thức.
Gallup chứng minh rằng, ngoài hàng trăm những hành vi mà một doanh nhân thường có, tìm kiếm kiến thức là hành vi quan trọng nhất. Stenner kết luận rằng những người khởi nghiệp là những người có tính tò mò một cách thông minh. Họ yêu việc học. Họ tìm kiếm những đột phá, những cách làm tốt hơn… và là những “thiên tài”.
Những nhà khởi nghiệp thường đồng ý với quan điểm rằng : “Khi nhìn vào một công trình chưa được sử dụng, thường thì loại hình kinh doanh nào sẽ có tiềm năng ở đây?.”
Nhưng tính cách tò mò không khiến bạn muốn trở thành một nhà khởi nghiệp; nó chỉ khiến nhà khởi nghiệp trở nên giỏi hơn. Theo Gallup, những người học hỏi kiến thức sẽ giúp tăng đáng kể cơ hội sinh tồn của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, một nghiên cứu của Slovenia năm 2015 chỉ ra rằng tính ham học hỏi của những nhà khởi nghiệp tỉ lệ thuận với sự phát triển của doanh nghiệp.
2. Sự sáng tạoĐược gọi với cái tên “Những nhà đầu tư”, ENTP là nhóm “khó” nhất trong việc lặp lại cách làm của một việc chỉ bởi vì họ đã từng làm cách đó trước đây. ENTJ thúc đẩy tất cả dự án với trí tưởng tượng định hướng hành động của họ. INTJ lại lặng lẽ tạo ra một chiến lược hoàn toàn mới.
Sáng tạo chiếm lĩnh giá trị cốt lõi trong quá trình khởi nghiệp của họ. Theo Martyn Driessen và Peter Zwart của trường đại học Groningen, Netherlands, khởi nghiệp là “khả năng tạo ra và xây dựng một thứ gì đó từ thực tiễn vẫn còn không có gì … là khả năng nhìn ra được cơ hội khi những người khác lại thấy hỗn độn, mâu thuẫn, và bối rối”. Không bất ngờ gì khi các nhà khởi nghiệp luôn sáng tạo hơn những người bình thường.
Một nghiên cứu của Anh năm 2004 xác định rằng sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất và là thói quen phổ biến nhất đối với sự khởi nghiệp. Thực tế, nó rất quan trọng trong việc xác định sự khác nhau trong suy nghĩ và tính sáng tạo của học sinh trung học, đồng thời để dự đoán thiên hướng về khởi nghiệp của học sinh.
3. Sự trách nhiệmTác giả và nhà phân tâm học Jonathan Alpert cũng quan sát thấy những đặc điểm ấy ở những nhà khởi nghiệp: Khi nhiều người cảm thấy bất lực tại thời điểm khủng hoảng, “các nhà khởi nghiệp sẽ nhìn vào vấn đề và biết rằng họ sẽ có thể kiểm soát được kết quả”.
Tâm lý học hiện đại gọi lối tư duy đó là “Điểm kiểm soát tâm lý nội bộ”. Những người có đặc điểm tư duy này tin rằng họ luôn kiểm soát mục tiêu của mình. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất và chứng minh mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa tư duy điểm kiểm soát tâm lý, sự thành công trong khởi nghiệp và thậm chí là sự thỏa mãn về nghề nghiệp.
Mặc dù mỗi nhóm tính cách có một phương pháp khác nhau, họ đều đưa ra quyết định của riêng mình và lựa chọn chúng mà không hối hận.
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2004 đã tìm ra rằng nhà khởi nghiệp càng dễ bị thuyết phục thay đổi quyết định của mình, thì khả năng tập trung và thành công của họ càng thấp. Cũng vì vậy, những nhà khởi nghiệp thành công thường rất kém trong việc hợp tác, đồng cảm và tập trung vào việc giữ gìn sự hài hòa trong các mối quan hệ. Họ đề cao sự phát triển hơn cảm xúc.
Những nhà khởi nghiệp luôn bắt tay xây dựng, cho dù họ có thể thất bại. Hàng tá những nghiên cứu trong suốt ba thập kỷ qua đã tìm ra mối liên hệ giữa xu hướng dám chịu rủi ro với sự thành công trong khởi nghiệp. Tony Tjan gọi đây là: khả năng thực thi. Ông kết luận rằng, một nhà khởi nghiệp phải có gan để mở đầu, chịu đựng và có gan để phát triển những thay đổi mới trong doanh nghiệp.