MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sở hữu điều này thì dù có vài người không hài lòng với bạn, bạn vẫn sẽ là lựa chọn tốt nhất

08-10-2020 - 15:30 PM | Sống

Không cần nhún nhường, miễn cưỡng chấp nhận những điều bạn không muốn thực hiện, hãy cứ im lặng làm việc và để thành công chứng minh giá trị của bạn!

Trong cuộc sống, có nhiều người luôn sợ làm mất lòng người khác, không dám lên tiếng, mọi việc đều phải xem thái độ của người khác, lúc nào cũng để tâm đến người khác. Lâu dần, họ trở thành những người tốt trong mắt người khác. Tuy nhiên như vậy sẽ tự tạo ra áp lực và mệt mỏi cho bản thân, do không bao giờ có thể thể hiện ra sự bất mãn của mình.

Bạn càng nhún nhường thì người khác càng coi thường bạn. Sự tôn trọng của bạn không thể đổi lấy sự tôn trọng của người khác, mà ngược lại, đôi khi nó còn khiến cho người khác nghĩ rằng bạn là người nịnh bợ, không có chủ kiến, cho dù đối xử với bạn tệ bạc thì bạn cũng chẳng thể làm gì.

Chính vì thế, hãy là chính mình mà không cần phải lo lắng rằng những người xung quanh có hài lòng về bản thân hay không. 90% những người bên cạnh bạn, cho dù mối quan hệ có tốt đến đâu cũng sẽ có lúc không hài lòng về bạn.

Cô đơn, thiếu cảm giác an toàn khiến người ta trở nên dễ dãi

Những người có tính cách dễ dãi thường sẽ làm hài lòng người khác một cách mù quáng và bỏ qua cảm xúc của bản thân. Đây chính là một suy nghĩ không lành mạnh. Những người có tính cách này khi có ai đó từ chối họ, họ sẽ nảy sinh tâm lí bực bội, rằng mình đã làm sai điều gì đó khiến đối phương bức xúc. Nhưng trên thực tế, việc từ chối một điều gì đó là điều hết sức bình thường. 

Mặt khác, những người dễ dãi thường khó từ chối yêu cầu của người khác vì họ nghĩ rằng việc từ chối người khác là hành vi phản cảm. Ngay cả những yêu cầu vô lí nhất thì họ cũng cố gắng chấp nhận. Nói chung, những người có tính cách dễ dãi có lòng tự trọng thấp, đặc biệt nhạy cảm với cảm xúc của những người xung quanh. Việc những người khác không thích họ nguyên nhân chính là từ điều này. 

Sở hữu điều này thì dù có vài người không hài lòng với bạn, bạn vẫn sẽ là lựa chọn tốt nhất - Ảnh 1.

Ngoài ra, những người có tính cách dễ dãi cũng rất quan tâm đến đánh giá và ý kiến của người khác về bản thân, thiếu ý thức về giá trị bản thân. Nếu phạm sai lầm trong công việc, họ thường mắc kẹt trong ánh mắt soi xét của mọi người. Ngoài ra, họ cũng không có chính kiến, thích lắng nghe hơn chia sẻ, thấy việc người khác đứng ở vị trí cao hơn mình là điều đương nhiên. Không chỉ thế, việc thiếu ý thức về giới hạn và nguyên tắc nhất định cũng khiến họ chịu nhiều sự phán xét của người khác hơn, dễ bị người khác điều khiển và luôn đặt hi vọng của mình lên người khác thay vì tin tưởng vào bản thân.

Trên thực tế, chúng ta là những cá thể độc lập, bạn là bạn và tôi là tôi. Về mặt ý chí, chúng ta không thể can thiệp lẫn nhau. Kiểu dựa dẫm vào người khác để duy trì cảm giác tồn tại giống như xây một ngôi nhà trên nền đất lún, sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Hầu hết những người có tính cách dễ dãi thường không có đủ sự quan tâm và cảm giác an toàn ngay trong chính gia đình mình. Vì thế mà họ sợ bị bỏ rơi và sợ không đạt được sự quan tâm của người khác.

Luôn tỏ ra "khiêm nhường" chỉ khiến người khác cho rằng bạn dễ bắt nạt

Những người luôn sợ người khác mất lòng luôn thiếu ý thức về ranh giới, giới hạn của bản thân. Mỗi con người là những cá thể độc lập và chúng ta không có quyền can thiệp và quyết định cuộc sống của người khác. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là quản lý tốt cuộc sống của bản thân.

Có rất nhiều điều trong cuộc sống ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chẳng hạn, bạn không làm gì nhưng người ta không thích bạn mà không cần lí do gì. Chúng ta chẳng việc gì phải buồn vì điều đó, vì đây không phải là điều mà chúng ta có thể dự đoán được. Nếu bạn có ý thức về ranh giới, giới hạn của bản thân thì bạn sẽ không phải lo lắng về điều này, cũng không sợ làm mất lòng ai. Bởi vì bạn đã làm những gì bạn cần làm, và cách người khác nghĩ gì về bạn là điều mà bạn không thể kiểm soát được. 

Trong cuộc sống, nếu bạn luôn tỏ ra thấp vế hơn người khác, không khiến người ta nghĩ bạn lịch sự, có học thức mà chỉ nghĩ rằng bạn ngoan và dễ bị bắt nạt. Đặc biệt khi bạn đi phỏng vấn, việc khiêm tốn quá mức sẽ khiến người phỏng vấn cảm thấy bạn không đủ giỏi cho công việc. Thực chất phỏng vấn là một quá trình hai chiều, dù là người ứng tuyển bạn cũng có quyền lựa chọn và nêu ý kiến.

Khi chúng ta phát ra tín hiệu "sợ làm mất lòng người khác", điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sự đàn áp của người khác. Bạn không tôn trọng bản thân thì làm sao người khác có thể tôn trọng bạn. Một khi đã như thế, bạn sẽ trở thành đối tượng để coi thường, bắt nạt của người khác.

Sở hữu điều này thì dù có vài người không hài lòng với bạn, bạn vẫn sẽ là lựa chọn tốt nhất - Ảnh 2.

Năng lực thực sự mới là thứ quyết định giá trị của bạn

Trên thực tế, bạn có thể làm mất lòng hầu hết những người xung quanh, vì những người mà bạn kết bạn thường có địa vị xã hội tương đương với bạn. Nếu bạn chỉ là một nhân viên văn phòng thì bạn bè bạn cũng tương đương như thế, không có những người siêu giàu hay quyền cao chức trọng, vậy việc gì phải lo lắng quá về việc này? 

Còn đối với lãnh đạo, nếu sếp bạn là một người luôn đàn áp cấp dưới thì bạn cần phải xem xét lại về người đó và công việc này. Trong công ty nếu tồn tại những người bắt nạt thì môi trường đó không phải là nơi lý tưởng để bạn phát triển. 

Giá trị của một con người không nằm ở chỗ người khác có hài lòng với mình hay không, mà là anh ta có thể tạo ra bao nhiêu lợi ích cho xã hội. Nếu bạn là người có năng lực thì dù có vài người không hài lòng với bạn, bạn vẫn sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Theo Baidu


Hoàng Lan

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên