Sở hữu những thói quen làm việc này, bạn sẽ trở thành mẫu hình nhân viên bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng "săn đón"
Là một nhà lãnh đạo, làm thế nào để bạn xác định một nhân viên có giá trị: dựa vào kinh nghiệm hay đạo đức nghề nghiệp của họ?
- 16-09-2018Đây là những tuýp nhân viên bất kỳ ai làm quản lý cũng 'ngán'
- 15-09-2018Cách đơn giản giúp CEO LinkedIn "chặn đứng" tình trạng nhân viên làm việc hiệu suất thấp khiến công ty làm ăn "bết bát"
Thế còn kĩ năng mềm? Mặc dù kĩ năng nói chung và kĩ năng mềm nói riêng không phải là yếu tố tiên quyết để lựa chọn nhân viên nhưng nó tiết lộ cho nhà tuyển dụng biết những cái tính, dấu ấn của các ứng viên.
Hầu hết các công ty hiện nay đang đánh giá thấp tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Họ có xu hướng cho rằng các kĩ năng cứng mới quyết định đến hiệu quả công việc và sự phát triển của công ty. Chỉ khi phải đối mặt với khó khăn hay khủng hoảng, các kĩ năng mềm của nhân viên mới phát huy vai trò. Và thực tế đã chứng minh những nhân viên được trang bị các kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm,… chu đáo nhất sẽ trở thành những người nhanh nhạy và có khả năng ứng phó với mọi tình huống bất thường xảy ra trong công việc.
Khi cân nhắc các yếu tố liên quan đến ứng viên ngoài chuyên môn, nghiệp vụ, nhà tuyển dụng thường chú ý đến những người sở hữu các thói quen dưới đây:
1. Khả năng lắng nghe tốt
Một cuộc giao tiếp đúng nghĩa sẽ bao gồm 2 quá trình: nghe và nói. Bạn không nên thao thao bất tuyệt về một câu chuyện nào đó mà cũng cần lắng nghe và thấu hiểu khi người khác nói. Một nhân viên tốt và có khả năng thu hút người khác sẽ lắng nghe và phản ánh lại những gì họ nghe để làm rõ ("Những gì tôi nghe bạn nói là ...") và họ sẽ đặt câu hỏi để thăm dò cảm xúc hoặc ý kiến của người khác về chủ đề trò chuyện.
Do đó, những người biết lắng nghe thường có quan điểm khách quan đối với mọi vấn đề, có khả năng hòa hợp cũng như làm việc nhóm tốt hơn.
2. Có trí thông minh cảm xúc (EQ) cao
Trong khi chỉ số IQ vẫn là yếu tố tiên đoán tốt nhất về thành công trong công việc, thì thời gian gần đây các công ty lớn đã bắt đầu chú trọng đến chỉ số EQ của nhân viên. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn từ mọi người.
Theo chuyên gia Daniel Goleman, “Chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt trong khi đó chỉ số EQ lại chiếm đến 75%”. Vì thế, với IQ, người ta tuyển bạn. Nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn.
3. Kiên nhẫn với công việc
Nhìn chung những người kiên nhẫn có khả năng học hỏi tốt hơn những người nóng vội.
Những người thành công thường có khuynh hướng quan sát và đánh giá tình huống trước khi đưa ra bất cứ kết luận hay quyết định nào. Họ không vội vàng để rồi làm hỏng việc. Bằng cách kiên nhẫn, quan sát và phân tích, những quyết định của họ thường tự tin, chắc chắn hơn.
Không chỉ trong công việc, đức tính kiên nhân còn hỗ trợ chúng ta trong việc duy trì và nuôi dưỡng các mối quan hệ. Nó đem lại cho chúng ta có khả năng thấu hiểu và chấp nhận người khác, nhất là những người khác biệt với mình. Nhờ đó những người kiên nhẫn sẽ có mối quan hệ với các đồng nghiệp xung quanh tốt hơn, giúp họ hợp tác và làm việc cùng nhau.
4. Có khả năng quản lý cảm xúc của bản thân
Tự kiểm soát (hoặc "tự quản lý") là một năng lực cá nhân được phát triển ở mọi người. Câu hỏi đằng sau sự tự kiểm soát là: Tôi có thể quản lý cảm xúc và hành vi của mình để mang đến một kết quả tích cực hơn không?
Trong thực tế câu trả lời thường là khả năng quản lí và điều chỉnh cảm xúc của mỗi người không giống nhau. Những người duy lí - những người có thể duy trì sự kiểm soát đối với cảm xúc của họ - là những người có thể tạo ra môi trường an toàn, công bằng xung quanh mình. Họ có nhiều năng lượng để tạo ra hiệu quả công việc và ít gây ra những xung đột.
5. Tập trung vào mục tiêu nhất quán
Những người làm việc hiệu quả thường là những người quản lý thời gian rất giỏi bởi vì họ tập tung vào một số ít mục tiêu rõ ràng, tránh một lúc tung hứng quá nhiều thứ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm nhiều việc một lúc sẽ gây rối loạn cho não bộ con người. Và kết quả là bạn sẽ chia tách sự tập trung của mình cho nhiều nhiệm vụ, dẫn đến mất tập trung, giảm chất lượng công việc và mất nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu ban đầu.
INC