Số lượng máy ATM trên thế giới giảm lần đầu tiên trong lịch sử
Trong khi số lượng máy ATM giảm lần đầu tiên, việc giảm sử dụng máy ATM là một hiện tượng mới. Bank of America đã giảm số máy ATM vào năm 2012, JP Morgan cũng làm tương tự vào năm 2015.
- 07-01-2019Ngân hàng phải cảnh báo ngay tại cây ATM về các thủ đoạn trộm tiền từ ATM
- 09-11-2018"Giải cứu" thẻ ngân hàng bị nuốt ở cây ATM ngay trong đêm
- 08-11-2018Bắt kẻ dùng ớt xát vào mắt người rút tiền tại cây ATM để cướp tài sản
Khi mà khủng hoảng kinh tế bắt đầu, ông Paul Volcker đã gọi máy ATM là phát minh tài chính gần nhất đã giúp cải thiện xã hội. Một thập kỷ sau, sự phổ biến của máy ATM đang giảm bớt.
Theo Bloomberg, số lượng các máy ATM trên khắp thế giới giảm lần đầu tiên trong năm ngoái khi mà các ngân hàng đóng cửa chi nhánh và hướng các nguồn tiền sang hoạt động thanh toán số.
Số lượng máy ATM tại 5 thị trường lớn nhất thế giới bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật và Brazil đã khiến cho số lượng máy ATM giảm 1% trong năm 2018.
Người tiêu dùng đang sử dụng điện thoại di động cho các dịch vụ tài chính hàng ngày nhiều hơn, họ giảm sử dụng tiền mặt và chuộng thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. JP Morgan Chase & Co, ngân hàng lớn nhất Mỹ, đã giảm 2% số chi nhánh trong năm ngoái, cùng lúc đầu tư 10,8 tỷ USD vào công nghệ.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ số tăng 5% trong năm ngoái, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ mobile tăng 11%.
Trong khi số lượng máy ATM giảm lần đầu tiên, việc giảm sử dụng máy ATM là một hiện tượng mới. Bank of America đã giảm số máy ATM vào năm 2012, JP Morgan cũng làm tương tự vào năm 2015.
Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng giống nhau. Tăng trưởng máy ATM tại thị trường các nước đang phát triển sẽ làm chậm lại đà suy giảm này, theo RBR. Công ty dự báo số lượng các máy ATM trên toàn cầu sẽ giảm chỉ 0,6% trong vòng 6 năm tới.
Trong tuyên bố của mình, RBR nói: “Các sáng kiến tài chính sẽ vẫn khiến cho tăng trưởng số lượng máy ATM tại thị trường các nước đang phát triển giảm khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh”.
BizLive