MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh

12-08-2021 - 16:40 PM | Sống

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh

Theo thống kê số liệu của Bộ thể dục thể thao Trung Quốc, năm 2010 có tổng cộng 2193 vận động viên giải nghệ, trong đó gần 45% số vận động viên không nhận được sự sắp xếp công ăn việc làm.

Thế vận hội Tokyo 2020 bế mạc, Trung Quốc ra về với tổng 38 HCV, 31 HCB và 18 HCĐ, xếp thứ nhì chung cuộc. Các VĐV quán quân ôm trong mình niềm tự hào to lớn và chung vui trong bầu không khí chiến thắng.

Nhưng đâu đó trên khắp trang mạng xã hội Trung Quốc, những bức hình chụp cựu quán quân bộ môn thể dục dụng cụ Trương Thượng Vũ mặc trên mình chiếc áo của đội tuyển quốc gia đang mãi nghệ khắp "đầu đường xó chợ" khiến cộng đồng mạng dậy sóng và lan truyền chóng mặt.

Mặc dù chỉ là những bức hình cũ được chụp từ trước nhưng vẫn "như thường lệ" gây ra nhiều tranh cãi và tiếc thương cho một con người tài năng.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 1.
Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 2.

Hình ảnh Trương Thượng Vũ mãi nghệ trên tàu điện ngầm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Trương Thượng Vũ có niềm đam mê thể thao từ nhỏ và luôn phấn đấu không ngừng nghỉ với bộ môn thể dục dụng cụ. Năm 12 tuổi, anh được chọn vào đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia.

Năm 2001, Trương Thượng Vũ giành quán quân ở nội dung vòng treo tại Đại hội thể thao sinh viên thế giới lần thứ 21 tại Bắc Kinh và quán quân đồng đội thể dục dụng cụ nam.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 3.

Năm 2002, Trương Thượng Vũ rút khỏi đội tuyển quốc gia và trở về hoạt động ở Đội thể thao tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Tháng 6/2005, anh giải nghệ vì chấn thương gót chân. Sau khi cởi bỏ lớp áo vận động viên thể thao, anh không có nguồn thu nhập kinh tế ổn định, 3 lần vào tù vì tội trộm cắp, phải mãi nghệ để duy trì cuộc sống ở khắp các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thiên Tân,... thậm chí còn bán cả huy chương vàng.

Trên thực tế, theo báo cáo tổng hợp về những mảnh đời khổ cực của các vận động viên sau khi giải nghệ, Trương Thượng Vũ không phải là người đầu tiên và duy nhất.

Quán quân bộ môn cử tạ Trâu Xuân Lan chật vật với cuộc sống nghèo khó. Cô từng nuôi gà, đứng lề đường bán xiên dê nướng và phải làm nhân viên mát-xa để kiếm sống. Trâu Xuân Lan từng chia sẻ rằng cô bị di chứng sau quá trình tập luyện quá độ và dùng thuốc lâu dài. Hậu quả là cơ thể cô bị sản sinh tiết tố nam quá nhiều, dẫn đến mọc râu, hầu kết hiện rõ và vô sinh.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 4.
Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 5.

Trâu Xuân Lan bị di chứng sau quá trình tập luyện quá độ và dùng thuốc lâu dài.

Nhà vô địch bộ môn Judo Trang Đóa Đóa khép lại sự nghiệp vận động viên của mình vào năm 2009 vì mắc bệnh hen suyễn. Không có công ăn việc làm, sức khỏe lại suy yếu, cô phải gồng mình chịu đựng những cơn giày vò bệnh tật mỗi ngày vì không có tiền khám bệnh. Dù cô đã nhịn nhục cầu cứu chính quyền nhưng không hề nhận được sự hồi đáp.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 6.

Trang Đóa Đóa khép lại sự nghiệp vì bị bệnh hen suyễn.

Quán quân bộ môn cử tạ của Đại hội Thể thao châu Á Bắc Kinh Tài Lực từng được mệnh danh là "Lực sĩ số 1 châu Á". Sau khi giải nghệ, anh sống trong cảnh nghèo khó và mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Năm 2003, Tài Lực qua đời vì không chịu nổi những cơn đau bệnh tật và áp lực cuộc sống, khi đó trong nhà chỉ còn 300 tệ (hơn 1 triệu đồng). Vài năm sau, cảnh bệnh tật lại một lần nữa không buông tha, vợ anh mắc bệnh ung thư và con gái bị hen suyễn.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 7.

"Lực sĩ số 1 Châu Á" Tài Lực.

Ngoài ra còn có quán quân marathon Ngải Đông Mai phải bán cả huy chương vàng kiếm tiền sinh sống qua ngày, nữ hoàng bơi lội Đới Quốc Hùng bày sạp bán ven đường mưu sinh, …

Vậy thì sau những ồn ào đó, điều gì đã gây ra bi kịch của những mảnh đời các VĐV kém may mắn trên, là do họ ăn chơi sa đọa, không có chí tiến thủ hay chế độ đãi ngộ cho các vận động viên quá kém?

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 8.

Trung Quốc xác nhận có quy định chế độ đãi ngộ việc làm cho các vận động viên sau khi giải nghệ, nhưng chiếu theo quy định, chỉ có những vận động viên đạt quán quân của các kỳ thế vận hội, quán quân thế giới mới có thể được sắp xếp công ăn việc làm sau khi giải nghệ. Theo đó, trên thực tế, đa số các vận động viên đều không thể nhận được đãi ngộ này.

Theo thống kê số liệu của Bộ thể dục thể thao Trung Quốc, năm 2010 có tổng cộng 2193 vận động viên giải nghệ, trong đó gần 45% số vận động viên không nhận được sự sắp xếp công ăn việc làm. Điều này cũng coi như 45% vận động viên phải lâm vào cảnh phải đối diện với hiện thực tàn khốc: Thất nghiệp.

Số phận bi thảm của những cựu quán quân Trung Quốc sau khi giải nghệ: Kẻ tù tội phải mãi nghệ kiếm sống, người bị di chứng dẫn đến vô sinh - Ảnh 9.

Sau khi phát sinh về sự việc của Trương Thượng Vũ, ông Hàn Kiều Sinh (hiện là một BLV nổi tiếng của Trung Quốc) lên tiếng cho biết: "Trương Thượng Vũ không phải là người thảm nhất. Các đội tuyển cấp tỉnh, cấp thành phố có những vận động viên còn thảm hơn cả cậu ta".

Ông nhận định thể chế hiện hành không mấy nhân đạo, chỉ tập trung vào những quán quân Thế vận hội, quán quân thế giới, nhưng đối với vận động viên từ cấp bậc huy chương vàng trở xuống thì cuộc sống của họ phải làm thế nào?

Thật ra, vì để giải quyết nan đề "nghề nghiệp" cho các vận động viên, Trung Quốc đã từng ban hành những chính sách có liên quan nhưng để áp dụng thực thi thì không phải là chuyện đơn giản. Không chỉ Trung Quốc, các quốc gia trên thế giới cũng tồn tại vấn đề tương tự.

Đa số các vận động viên đều không có trình độ văn hóa chuyên ngành nhất định. Khi cởi bỏ lớp áo thể thao để trở về cuộc sống bình thường, họ không đủ năng lực để đạt nhiều thành tựu, không thể tìm được công việc ổn định, sức khỏe phần lớn bị ảnh hưởng sau thời gian khổ luyện trước đó, vì vậy mới xuất hiện những mảnh đời trớ trêu "vinh quang một khắc, về sau lụi tàn".

(Nguồn: Epochtimes, Sohu)

Theo Phan

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên