Số phận của đồng euro phụ thuộc vào thị trường năng lượng
Việc giảm xuống còn chưa đến 1 USD lần đầu tiên trong 20 năm đã khiến đồng tiền euro rơi vào khoảng thời gian suy giảm tồi tệ nhất trong lịch sử, đặc biệt nếu cú sốc giá năng lượng tiếp tục nhấn chìm các nước châu Âu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài.
- 15-07-2022Cuộc cách mạng xe điện gặp vấn đề lớn: Sản xuất “hụt hơi” vẫn còn ít để bắt kịp mục tiêu tương lai
- 15-07-2022Lý do các hộ gia đình Mỹ "rủng rỉnh" túi tiền nhưng vẫn không dám tiêu
- 15-07-2022Chuyên gia tài chính Jim Cramer: Nhà đầu tư bán cổ phiếu là sai lầm!
Theo hãng tin Reuters, mức giảm 11,8% ghi nhận vào ngày 13/7 vừa qua gần như ngang bằng với mức giảm trong năm 2015, thời điểm mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) buộc phải tung ra các gói biện pháp kích thích lớn. Giới phân tích nhận định trong tuần tới, ECB sẽ nâng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm để đối phó với lạm phát đang gia tăng với tốc độ kỷ lục 8,6%.
Olivier Konzeoue, Giám đốc nhóm tiền tệ của công ty quản lý tài sản UBP, đánh giá cuộc khủng hoảng năng lượng đã và đang tác động lớn đến đồng tiền euro và nền kinh tế châu Âu.
Đồng euro giảm mạnh sau khi dòng chảy khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tạm ngưng 10 ngày để sữa chữa. Tuy nhiên, nếu Moskva kéo dài động thái này, Đức buộc phải sử dụng khí đốt luân phiên.
Christian Keller, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Barclay, lý giải: “Nếu đường ống dẫn khí đóng cửa trong 10 ngày và không mở lại, buộc chúng tôi phải phân bổ lượng khí đốt nhiều hơn, có thể chúng ta sẽ chứng kiến mức yếu nhất của đồng euro”.
Chi phí năng lượng leo thang vốn dĩ đã gây ra tổn thất lớn cho các quốc gia châu Âu. Đức vừa ghi nhận thâm hụt thương mại đầu tiên kể từ năm 1991 và mức độ chú ý của các nhà đầu tư đã giảm xuống dưới mức bùng phát dịch COVID-19 trong năm 2020.
Một bản phân tích của ngân hàng BNP Paribas về tình trạng hoạt động trong lịch sử của các đồng tiền khi giá năng lượng tăng cao cho thấy đồng euro phải chịu tác động nhiều hơn các đồng tiền khác do các cú sốc giá khí đốt, với mức giảm trung bình là 4,5%.
Việc đặt cược rằng đồng euro sẽ tiếp tục giảm xuống dưới mức ngang giá đã tăng lên trong những ngày gần đây khi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trở nên tồi tệ hơn. Các chiến lược gia của Nomura International dự báo rằng đồng euro có thể giảm xuống mức 0,95 USD/euro vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, trong kịch bản các kho dự trữ khí đốt không thể bổ sung trong mùa Đông tới, đồng euro có thể giảm xuống 0,90 USD/euro.
Tương tự, các nhà phân tích của ngân hàng quốc tế Citi dự đoán việc Nga ngừng cung cấp khí đốt sẽ khiến giá nhiên liệu này tăng cao hơn mức hiện tại, vào khoảng 170 euro cho một megawatt giờ. Trong trường hợp giá khí đốt chạm mức 200 euro và 250 euro, đồng euro sẽ giảm xuống lần lượt ở mức 0,98 USD/euro và 0,95 USD/euro.
Sự suy yếu của đồng euro càng làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát. Tuy nhiên, ECB không thể mạo hiểm thắt chặt chính sách vì có thể đẩy tăng trưởng kinh tế đi hướng ngược lại.
Về lý thuyết, ECB có thể can thiệp bằng cách bán đô la Mỹ để nâng đồng tiền này như năm 2000, khi euro giảm xuống còn khoảng 0,83 USD/euro.
Tuy nhiên, ngân hàng báo hiệu họ có thể không hành động vào thời điểm này, có thể vì tỷ giá hối đoái "thực" của đồng euro so với tiền tệ của các đối tác thương mại và được điều chỉnh theo lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với năm 2002.
Báo Tin Tức