So với đói nghèo, sống trong 3 loại gia đình này là bất hạnh lớn nhất đối với trẻ em!
Nhiều người tự hỏi vì sao gia đình giàu có, đầy đủ vật chất nhưng con cái của họ ít cười nói vui vẻ, đứa trẻ dường như quá khép kín, thu mình. Lý do có thể xuất phát từ chính nội tại gia đình, nơi đứa trẻ không tìm thấy những cảm xúc tích cực.
- 09-10-20224 kiểu gia đình cần sửa đổi để không ảnh hướng xấu đến con
- 28-08-20224 kiểu gia đình cha mẹ nhàn tênh mà con vẫn có tương lai
- 17-08-2022Những đứa trẻ TỰ TIN thường xuất thân từ kiểu gia đình này: Không liên quan đến giàu có hay nghèo khổ
- 12-08-20224 KIỂU gia đình này khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú: Kiểu thứ 3 nhiều cha mẹ từng mắc phải rồi hối hận về sau
- 11-08-2022Đây là kiểu giáo dục gia đình tồi tệ nhất: Nếu bố mẹ còn giữ tính cách, lối sống này thì đứa trẻ khó phát triển bình thường
Có những người may mắn được sống trong những năm tháng tuổi thơ êm đẹp, vui vẻ. Đây chính là quãng thời gian có thể chữa lành mọi nỗi đau trong suốt cuộc đời. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại hoàn toàn.
Nhìn vào một gia đình hạnh phúc, hầu hết trẻ em đều sở hữu đức tính đáng quý như dũng cảm, tự tin và biết sẻ chia. Nhưng đối với gia đình không yên ấm, sự nhạy cảm, rụt rè, ích kỷ và ám ảnh trong tâm lý luôn tồn tại sâu bên trong từng suy nghĩ non nớt của các em.
Vì vậy, so với nghèo đói, những đứa trẻ sống trong 3 gia đình này còn bất hạnh hơn gấp bội phần.
Gia đình không tình yêu
Trong tư vấn tâm lý, "tình yêu" được định nghĩa là được nhìn thấy, không bị bỏ qua và được coi trọng. Nếu một đứa trẻ luôn bị bố mẹ coi như vô hình, thiếu quan tâm thì nó chắc chắn đang rơi vào tình trạng thiếu tình yêu thương. Và một đứa trẻ thiếu tình yêu sẽ luôn tìm kiếm tình yêu còn thiếu.
Gia đình thiếu tình yêu sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy bị cô độc và bỏ rơi - Ảnh: pinterest
Do không được chăm sóc nên cô, cậu bé đó thấy tự ti, trong lòng khao khát sự chăm sóc như cha mẹ. Đây là lý do tại sao nếu một cô gái thiếu tình yêu thương của cha, hoặc không có tình yêu thương, cô ấy sẽ tìm kiếm những lý do tâm lý cho trải nghiệm này trong các mối quan hệ thân mật khi cô ấy trưởng thành.
Những gia đình sử dụng bạo lực bằng lời nói đối với con cái của họ
Việc cha mẹ dùng lời nói bạo hành con cái phần lớn dựa trên mối quan hệ không bình đẳng giữa hai bên, tức là cha mẹ cho rằng tôi là cha (mẹ) của con thì con phải nghe lời.
Người ta thường ví rằng, cha mẹ sinh ra là bậc thầy về thuật thôi miên, nếu cứ kích thích con cái bằng một ngôn ngữ nào đó trong thời gian dài, con cái sẽ bị ảnh hưởng sâu trong tiềm thức, thậm chí không đồng ý với những gì cha mẹ nói, và cất vào sâu thẳm trái tim.
Lời nói cũng là một hình thức bạo lực đối với trẻ em - Ảnh: pinterest
Khi cha mẹ phê bình và giáo dục con cái, họ nên suy ngẫm về ngôn ngữ và hành vi của mình, đối chiếu trái tim mình với trái tim của con, suy nghĩ thấu cảm và luôn dùng chính tình yêu để duy trì sự giao tiếp chân thành với con cái. Chỉ bằng cách này mới có thể đạt được mục đích của giáo dục chân chính.
Gia đình cực đoan
Cha mẹ có suy nghĩ cực đoan thường sẽ biến con trở thành một trong hai hình thái: Một là chống lại sức mạnh của cha mẹ, hình thành tâm lý nổi loạn từ tuổi thiếu niên và đặc điểm tâm lý này vẫn tồn tại ở tuổi trưởng thành. Hai là con yếu đuối, vì ở dưới sự mạnh mẽ thái quá của cha mẹ, con không có cách nào thể hiện được cá tính và ý kiến cá nhân của mình. Từ đó, trẻ sinh ra tính cách hay tức giận, chán nản và khép kín.
Những gì bị kìm hãm cuối cùng sẽ được thể hiện, còn những gì còn thiếu luôn tìm cách bù đắp, đây là chân lý vĩnh hằng.
Gia đình không hạnh phúc sẽ khiến cuộc đời trẻ trở nên bi kịch - Ảnh: pinterest
Trong một gia đình năng lượng tích cực luôn là "1 + 1> 2, 1 + 1 + 1> 3". Bản thân gia đình nên tạo ra yêu thương, chứ không chỉ tiêu thụ, làm "thui chột" tình yêu.
Trong một gia đình luôn lấy năng lượng tích cực, sự bao dung, tin tưởng, khuyến khích, khen ngợi, vui vẻ, tích cực làm mục tiêu hướng đến, sống trong môi trường như vậy thì trái tim của trẻ sẽ tràn ngập ánh nắng.
Chỉ trong một gia đình có năng lượng tích cực, những đứa trẻ có trái tim mạnh mẽ mới được nuôi dưỡng và trưởng thành theo thời gian.
Theo Sohu
Thể thao văn hóa