Sốc: Mỹ điều tra Facebook vì liên quan đến hành vi buôn thuốc trái phép
Trước đó vào năm 2011, Google cũng đã phải nộp phạt 500 triệu USD vì hành vi tương tự.
- 17-03-2024“Tôi muốn ngay lập tức bước khỏi chiếc máy bay này”: Câu nói của hành khách phản ánh cuộc khủng hoảng tồi tệ của Boeing khi niềm tự hào bị coi là “hung thần đoạt mạng”
- 17-03-2024Bitcoin một lần nữa thể hiện “truyền thống” siêu biến động: Giá lên xuống như ‘tàu lượn siêu tốc’
- 17-03-2024Ngoại trưởng Áo: 95% công ty phương Tây đang ở Nga
Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin các nhà chức trách liên bang Mỹ đang điều tra Meta (Facebook) về vai trò của nền tảng này trong các hoạt động buôn bán dược phẩm gây nghiện bất hợp pháp.
Tệ nạn xã hội
Nguồn tin của WSJ cho biết các công tố viên Mỹ tại Virginia đã đề nghị đòi trát hầu hòa trong chiến dịch điều tra hình sự liệu Meta có đang hưởng lợi từ hoạt động buôn thuốc trái phép trên các nền tảng của mình hay không.
Xin được nhắc lại những loại thuốc giảm đau (Opiod) hay các dược phẩm dùng cho điều trị thần kinh, tâm lý thường bị lợi dụng để dùng làm chất gây nghiện và được bán tràn lan trên các hội nhóm mạng xã hội.
Theo WSJ, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã vào cuộc hỗ trợ các công tố viên điều tra Meta. Mặc dù vậy, không phải lúc nào các cuộc điều tra cũng dẫn đến cáo buộc chính thức nếu chưa đủ bằng chứng.
Người phát ngôn của Meta cho biết việc buôn bán thuốc không có đơn của bác sĩ một cách bất hợp pháp là trái với chính sách của hãng, đồng thời cố gắng loại bỏ hoạt động trái phép này khỏi các nền tảng.
"Hiện Meta đang chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng để chống lại hành vi buôn bán thuốc bất hợp pháp", người phát ngôn của Meta nói.
"Trào lưu dùng thuốc Opiod như một chất gây nghiện là một tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự chung tay hành động từ mọi thành phần xã hội Mỹ", Giám đốc Nick Clegg phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta cho biết khi tiết lộ đang nỗ lực hợp tác cùng các cơ quan ban ngành chống ma túy.
Theo Meta, tập đoàn đang hợp tác với các bên thứ 3 để sàng lọc những nhà quảng cáo hay các nội dung liên quan đến buôn bán dược phẩm trái phép.
Trong khi đó, tờ WSJ cho hay Bộ tư pháp Mỹ đang cố gắng mở rộng phạm vi áp dụng của luật kinh doanh dược phẩm liên bang trên nền tảng Internet khi tệ nạn này đang tràn lan trên mạng.
Trước đó vào năm 2011, Google (Alphabet) đã chấp nhận nộp phạt 500 triệu USD vì cho phép những người buôn thuốc trực tuyến ở Canada đặt quảng cáo nhắm đến người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến hành vi nhập khẩu thuốc bất hợp pháp vào đây.
Giám đốc Gretchen Peters của Tổ chức chống tội phạm trực tuyến (ACCO) thừa nhận đã nhận được trát đòi hầu tòa liên bang trong cuộc điều tra Meta nhưng từ chối bình luận thêm.
Khủng hoảng lớn?
Theo WSJ, cuộc điều tra của Bộ tư pháp Mỹ nhắm vào các nền tảng mạng xã hội lần này có thể tạo nên cú sốc lớn cho doanh nghiệp, nhất là khi các tập đoàn công nghệ không muốn làm xấu hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Ngoài FDA, các công tố viên cũng đã triệu tập chuyên gia từ Viện thuật toán minh bạch (ATI) để phối hợp điều tra Meta.
Trong mùa dịch Covid-19, rất nhiều người buôn thuốc đã quảng cáo tràn ngập trên Facebook và Instagram với các loại thuốc khá nhạy cảm, có thành phần gây nghiện hay tạo ảo giác, chủ yếu được dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, lo lắng và các tình trạng bệnh lý khác.
Tuy nhiên nhiều loại thuốc này, ví dụ như Adderall, hay bị lạm dụng để làm chất gây nghiện.
Một cuộc điều tra của WSJ vào năm 2022 đã nêu bật tác hại của tệ nạn kinh doanh thuốc trên mạng khi không đề cập đến tác dụng phụ cũng như được dùng không đúng mục đích, trái với quy định của FDA.
Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều nền tảng mạng xã hội vẫn chấp nhận quảng cáo dược phẩm mà không có sự kiểm soát chặt chẽ.
Xin được nhắc rằng FDA có quy định rất chặt chẽ về nhà sản xuất, đóng gói và phân phối thuốc, vì thế những nhà cung ứng dịch vụ y tế không có thẩm quyền kinh doanh thuốc nếu chưa được phép.
Tờ WSJ cho hay thậm chí nhiều loại thuốc giảm cân vẫn còn phải chờ 2 năm nữa mới được FDA cấp phép cũng đã được bán tràn lan trên mạng. Dù Meta đã cố gắng gỡ bỏ nhưng chúng vẫn xuất hiện.
*Nguồn: WSJ
An Ninh Tiền Tệ