Soi danh mục đầu tư của nhóm người giàu nhất hành tinh: Không đổ tiền vào thứ làm giàu nhanh chóng, 'chê' tiền số nhưng rất yêu... đất
Những người siêu giàu sống ở một thế giới khác và chiến lược đầu tư của họ cũng rất khác so với danh mục của một nhà đầu tư bình thường.
- 23-04-2024Một mặt hàng giá vài chục nghìn đồng tạo ra cả nửa tá tỷ phú USD tại Trung Quốc: Người tràn trề hy vọng khi chào sàn, kẻ ‘khóc ròng’ vì thị trường khốc liệt khiến cổ phiếu giảm 90%
- 23-04-2024Thống đốc BOJ lên tiếng ngay trước thềm cuộc họp chính sách: Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát tăng tốc
- 23-04-2024Bất ngờ với kích thước "siêu tàu" Titanic huyền thoại: Thật điên rồ khi nó còn chưa cao bằng boong những con tàu hiện đại
CEO Kevin Teng của công ty quản lý tài sản giới siêu giàu Wrise Wealth Management Singapore cho biết mặc dù không có ngưỡng chính thức, nhưng các triệu phú hoặc cá nhân có tổng tài sản ròng trên 100 triệu USD có thể gia nhập câu lạc bộ 0,001% cá nhân có tài sản ròng siêu cao trên thế giới.
Theo dữ liệu từ Wrise, toàn thế giới có khoảng 28.420 triệu phú và chủ yếu tập trung ở New York City, Vùng Vịnh, Los Angeles, London và Bắc Kinh.
Vị CEO cho biết những thành phố này hấp dẫn trong mắt giới siêu giàu nhờ có cơ sở hạ tầng tài chính mạnh mẽ, hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động và thị trường bất động sản hấp dẫn.
CEO Salvatore Buscemi của Dandrew Partners cho biết nhóm người này đầu tư rất có chọn lọc. Ngày nay, họ không đầu tư vào những thứ làm giàu nhanh chóng và kém thanh khoản. “Bạn có tin hay không, họ thậm chí không đầu tư vào tiền số. Điều họ tìm kiếm là bảo tồn di sản và sự giàu có của mình”, ông nói.
1 Bất động sản
Danh mục đầu tư của triệu phú thường có bất động sản lớn và ổn định. Những cá nhân giàu có này bị thu hút bởi các bất động sản loại A hoặc các tài sản cấp đầu tư được xây dựng trong vòng 15 năm trở lại đây.
Michael Sonnenfeldt, người sáng lập và chủ tịch của mạng lưới các cá nhân và nhà đầu tư siêu giàu Tiger 21, cho biết đầu tư bất động sản thường chiếm 27% danh mục đầu tư của họ.
2 Văn phòng gia đình là phương tiện đầu tư
Nhà phân tích Andrew Amoils tại công ty New World Wealth cho biết, những cá nhân giàu có thường có văn phòng gia đình quản lý, nơi xử lý mọi thứ bao gồm tài sản thừa kế, chi phí sinh hoạt, thẻ tín dụng…
Nhà phân tích Amoils cho biết: “Các văn phòng gia đình này thường có quỹ từ thiện và quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tăng trưởng cao”.
Kể từ năm 2019, số lượng văn phòng gia đình trên thế giới đã tăng gấp ba lần, đạt con số 4.500 trên toàn thế giới vào năm 2023. Tổng giá trị tài sản mà các văn phòng này quản lý ước tính là 6.000 tỷ USD.
3 Các khoản đầu tư thay thế
CEO Salvatore Buscemi cho biết các cá nhân siêu giàu cũng tìm kiếm cơ hội mua cổ phần trong các đội thể thao chuyên nghiệp. Đây là lựa chọn đầu tư đòi hỏi nhiều thứ hơn là tiền. Ông cho biết việc sở hữu cổ phần trong một đội thể thao là cách để các cá nhân “hợp thức hoá” địa vị của mình.
CEO Kevin Teng cũng lưu ý rằng các cá nhân siêu giàu chú ý nhiều hơn đến nguồn thu cố định, tín dụng tư nhân và các khoản đầu tư thay thế (ví dụ như quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vốn tư nhân và tài sản thực). Ông cho biết tín dụng tư nhân đang trở nên hấp dẫn, khi các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn lợi ngoài các thị trường thông thường.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường