Sởn tóc gáy với kết quả điều tra máy bay Boeing lỗi phần mềm: Cất cánh cuối đường băng ở độ cao “là là mặt đất”, phi công không nhận ra nguy cơ chết người gần tới mức nào
Các cơ quan chức năng Mỹ đang xem xét tới khả năng đưa Boeing ra tòa án vì các trường hợp tai nạn liên tục trong nhiều năm qua.
- 08-06-2024Một máy bay Boeing 777 hạ cánh khẩn cấp vì động cơ phụt ra lửa
- 03-06-2024"Chúng tôi đang trong trạng thái hoảng loạn!": Công nhân Boeing tiết lộ những chuyện 'động trời' bên trong cơ sở sản xuất máy bay lớn nhất thế giới
- 26-05-2024Loạt máy bay Boeing có nguy cơ nổ giữa không trung
Ngày 4/3 vừa qua, khi đang cất cánh từ đường băng số 9 dài 1,9km của Sân bay Bristol để bay đến Gran Canaria, chiếc Boeing 737-800 của hãng TUI Airways bất ngờ gặp khó khăn trong việc cất cánh.
Chiếc máy bay phản lực 15 tuổi rời mặt đất khi chỉ còn 260 mét đường băng, bay ở đoạn cuối đường băng trên độ cao 3 mét. Sau đó, nó bay qua đường A38 gần đó ở với độ cao chưa đầy 30 mét, mức rất thấp để đảm bảo an toàn.
Khi các bánh của máy bay cuối cùng rời khỏi mặt đất, nó đang di chuyển với tốc độ khoảng 277km/h - nghĩa là nó sẽ chạy hết đường băng chưa đầy ba giây sau đó.
Cục Điều tra Tai nạn Hàng không (AAIB) của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đang điều tra vụ việc này và gọi nó là một trường hợp 'nghiêm trọng'. Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo đặc biệt tới các hãng hàng không sử dụng dòng máy bay Boeing 737-800 thế hệ tiếp theo về vấn đề phần mềm gây nguy hiểm cho sự an toàn của chuyến bay.
Báo cáo cho biết Boeing đã biết về trục trặc phần mềm trước khi xảy ra sự cố khiến máy bay gặp khó khăn trong việc cất cánh.
AAIB cho biết: “Một chiếc Boeing 737-800 đã kết thúc giai đoạn cất cánh từ Đường băng 09 tại Sân bay Bristol với lực đẩy không đủ để đáp ứng quy chuẩn bay”.
Các chuyên gia hàng không thừa nhận rằng máy bay cất cánh không đủ lực đẩy có nguy cơ rơi xuống đất. Báo cáo cho biết hệ thống nhiên liệu tự động của máy bay đã ngừng hoạt động khi phi hành đoàn chọn chế độ cất cánh. Thay vì lực đẩy 92,8% cần thiết để cất cánh an toàn, máy bay di chuyển ì ạch trên đường băng chỉ với 84,5%.
Cả hai phi công đều không nhận thấy nguy cơ chết người từ việc máy bay thiếu lực để cất cánh an toàn.
Quá trình kiểm tra các vấn đề trên chuyến bay bị ảnh hưởng cho thấy có 11 lỗi - nhiều lỗi trong số đó liên quan đến hệ thống nhiên liệu tự động của máy bay. Dữ liệu cho thấy hệ thống được thiết kế để giảm khối lượng công việc của phi hành đoàn đã ngừng hoạt động hai lần trên chuyến bay.
Dữ liệu hiệu suất do AAIB đối chiếu khi so sánh chuyến bay này với các chuyến cất cánh khác từ Sân bay Bristol cho thấy khả năng tăng tốc của nó chậm hơn đáng kể so với 99,7% máy bay khác cùng loại, khởi hành từ cùng một sân bay.
Theo AAIB, hệ thống nhiên liệu tự động trên máy bay Boeing 737-800 có thể kiểm soát lực đẩy từ khi cất cánh đến khi hạ cánh.
Cơ quan điều tra đã chất vấn Boeing về hệ thống nhiên liệu tự động của họ. Trước đây, Boeing thừa nhận rằng họ đã biết về "một số trường hợp ngắt kết nối nhiên liệu gây phiền toái trong quá trình sử dụng chế độ cất cánh".
Tuy nhiên, sau khi ngắt kết nối, các lần kiểm tra chức năng tiếp theo trên hệ thống không tìm thấy lỗi nào.
Báo cáo của AAIB cho biết máy ghi âm buồng lái trên máy bay chỉ lưu lại hai giờ cuối của chuyến bay nên những gì nói giữa hai phi công đã bị xóa và ghi đè khi họ đến sân bay Las Palmas.
Tuy nhiên, các nhà điều tra đã có thể lấy lại Hộp đen, nơi cung cấp cho họ dữ liệu hoạt động quan trọng từ máy bay.
Sự cố này là vụ việc mới nhất trong chuỗi các vấn đề an toàn đáng lo ngại xảy ra với máy bay Boeing trong thập kỷ qua.
Các công tố viên liên bang Mỹ đang xem xét truy tố nhà sản xuất này vì cho rằng họ đã vi phạm thỏa thuận dàn xếp cho phép công ty tránh bị truy tố hình sự sau hai vụ tai nạn chết người liên quan đến máy bay 737 Max hơn 5 năm trước.
Được biết, hai chiếc máy bay phản lực Boeing 737 Max bị rơi vào năm 2018 ở Indonesia và 2019 ở Ethiopia, khiến 346 người thiệt mạng. Boeing đã đạt được thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD với Bộ Tư pháp Mỹ vào tháng 1/2021 để tránh bị truy tố về một tội danh gian lận.
Tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã thông báo với thẩm phán liên bang về khả năng vi phạm. Hiện tại, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) sẽ quyết định có nên đưa ra cáo buộc chống lại Boeing hay không.
Tham khảo Daily Mail
Nhịp Sống Thị Trường