Sống để làm gì? 25 lời khuyên của các nhà tâm lý học vĩ đại sẽ thức tỉnh bạn!
Người có tinh thần khỏe mạnh là người luôn nỗ lực làm việc và yêu thương những người xung quanh. Chỉ cần làm được hai điều này, mọi thứ khác đều chẳng có gì là khó khăn.
- 13-12-20204 thói quen buổi sáng "bào mòn" chức năng phổi: Dừng thật sớm để bảo vệ phổi của bạn
- 13-12-20205 bài học tôi nhận được từ nhà đầu tư tài ba: Ai cũng có 24 giờ, người nghèo than thở, người giàu không ngừng hành động để "bán mình" với giá cao nhất
- 09-12-2020Đi khám vì khó chịu ở cổ họng, người đàn ông mắc 2 loại ung thư cùng lúc: Đây là 3 thói quen ăn uống xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
- 07-12-2020Thói quen như con dao 2 lưỡi, giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn căng thẳng: 3 điều cần biết để thói quen không trở thành "kẻ thù"
01
Sigmund Freud, là một nhà tâm lý học người Áo, ông là người sáng lập của trường phái phân tâm học. Đóng góp quan trọng nhất của ông đối với tâm lý học trong cuộc đời mình là việc khám phá các quá trình vô thức của con người, ông đã đề xuất lý thuyết về cấu trúc nhân cách, lý thuyết về bản năng tình dục của con người và lý thuyết về cơ chế phòng vệ tâm lý.
Sigmund Freud
01. Không có cái gọi là "trêu một tý, làm gì phải căng", luôn tồn tại một phần nghiêm túc trong mọi lời nói đùa.
03. Niềm tin vững chắc vào thành công thường dẫn đến thành công thực sự.
04. Đời người có hai bi kịch lớn: một là không có được thứ mà mình muốn; hai là có được thứ mà mình yêu.
Đời người có hai niềm vui lớn: một là không có được thứ mình muốn, vì vậy mà luôn theo đuổi và sáng tạo một cách tích cực; hai là có được thứ mà mình yêu, từ đó đi cảm nhận và trải nghiệm.
05. Hai thứ quan trọng nhất trong cuộc đời: tình yêu và công việc.
02
Alfred Adler, là một bác sĩ tâm thần người Áo. Ông là người sáng lập tâm lý học cá nhân, người tiên phong của tâm lý học nhân văn, và cha đẻ của tâm lý học bản ngã hiện đại. Ông theo Freud để thảo luận về các vấn đề liên quan tới thần kinh, nhưng ông cũng là người đầu tiên trong trường phái phân tâm học phản đối Freud.
Alfred Adler
01. Mỗi người chúng ta đều có một mức độ tự ti khác nhau, bởi lẽ chúng ta ai cũng muốn mình trở nên ưu tú hơn, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
02. Dũng khí đối mặt với các vấn đề của cuộc sống có thể nói lên cách định nghĩa về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
03. Tính "không chắc chắn" của cuộc sống chính là nguồn hi vọng cho chúng ta.
04. Ai cũng hi vọng mình trở nên quan trọng, mình có giá trị, nhưng nếu không hiểu rằng thành tựu cá nhân của bạn cần được được xây dựng dựa trên cơ sở đóng góp cho người khác, vậy thì bạn sẽ rất dễ đi chệch hướng. Lý tưởng và hành vi của con người, cũng đều tuân theo nguyên tắc này: có ý nghĩa với người khác, mới xem là có ý nghĩa.
05. Đời người rất ngắn ngủi, sinh mệnh rất mỏng manh, chúng ta luôn không ngừng phải khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân, tuyệt đối đừng từ bỏ những nỗ lực trong việc đi tìm ý nghĩa cuộc sống đích thực.
03
Carl Gustav Jung, là một nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Năm 1907, ông bắt đầu hợp tác với Freud để phát triển và quảng bá lý thuyết phân tích tâm lý trong 6 năm, sau đó, ông "chia tay" với những ý tưởng của Freud, thành lập ra trường phái lý thuyết tâm lý phân tích nhân cách Jung. Các lý thuyết và ý tưởng của ông cho tới nay vẫn có tác động sâu sắc đến nghiên cứu tâm lý học nói chung.
Carl Gustav Jung
01. Nỗ lực cả đời của một người, chính là đang điều chỉnh bản thân cho phù hợp với tính cách đã được hình thành khi còn nhỏ. (Chúng ta cứ mải miết ngưỡng mộ, muốn trở thành ai đó mà quên mất đi chính cái bản ngã của bản thân mình.)
02. Cô đơn không phải vì bên cạnh không có ai. Nguyên nhân thực sự khiến bạn cảm thấy cô đơn đó là bởi bạn không thể bày tỏ cảm xúc của mình với người khác.
03. Đối với một người bình thường mà nói, bài học quan trọng nhất mà ai trong chúng ta cũng cần phải học đó là: học cách chấp nhận chính bản thân mình.
04. Mục đích tồn tại duy nhất của con người là thắp sáng lên ngọn đèn hi vọng trong bóng tối!
05. Mỗi một chuyện khiến chúng ta phải chú ý tới người khác đều giúp chúng ta hiểu bản thân mình hơn.
06. Nửa đời trước của bạn có lẽ thuộc về người khác, hoặc sống trong suy nghĩ của người khác. Vậy thì nửa đời còn lại, hãy trả lại nó cho chính mình, hãy đi theo tiếng nói bên trong của mình.
07. Khi tình yêu thống trị mọi thứ, quyền lực không tồn tại, khi quyền lực thống trị mọi thứ, tình yêu sẽ biến mất. Hai thứ là cái bóng của nhau.
04
Erich Fromm, là nhà triết học nhân văn và nhà tâm lý học phân tâm học người Đức. Ông đã dành cả cuộc đời để sửa đổi lý thuyết phân tâm học của Freud cho phù hợp với hoàn cảnh tinh thần của người phương Tây sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Lý thuyết phân tâm học của ông có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới.
Erich Fromm
01. Mỗi ngày hãy ngồi tĩnh lại 5 phút, lắng nghe nhịp thở của bạn, cảm nhận nó, thử không nghĩ tới bất cứ điều gì khác, hãy cảm nhận chính mình, dành thời gian cho chính mình.
02. Tình yêu và độ chín chắn, trưởng thành không liên quan tới nhau. Nếu không nỗ lực phát triển hết toàn bộ nhân cách của mình, vậy thì mọi nỗ lực cho tình yêu đều sẽ thất bại. Nếu không có năng lực đi yêu thương người khác, nếu không thực sự yêu thương người khác một cách khiêm tốn, dũng cảm và chân thành, vậy thì bạn không bao giờ có thể có được sự hài lòng và thỏa mãn trong đời sống tình cảm.
03. Nếu tôi yêu ai đó, tôi nên cảm thấy hòa hợp với họ, chấp nhận diện mạo vốn có của họ, chứ không phải mong họ trở thành cái dáng vẻ mà tôi hi vọng, rồi xem họ như một đối tượng dùng để sử dụng.
04. Tình yêu không phải là một kiểu hưởng thụ không cần tốn sức lực, tình yêu là một nghệ thuật, nó cũng cần tới kiến thức và sự nỗ lực vun vén.
Chỉ vì không thể tự nuôi sống bản thân nên chúng ta chỉ có thể kết nối mình với một người khác, người này có thể là cứu tinh của cuộc đời bạn, nhưng mối quan hệ này, hoàn toàn không liên quan gì đến tình yêu.
05. Bản chất của tình yêu là cho đi chứ không phải chỉ biết nhận lại.
06. Nếu một người chỉ yêu một người và thờ ơ với những người khác, thì tình yêu của người đó không phải là tình yêu, mà là sự gắn bó cộng sinh hoặc là chủ nghĩa ích kỷ phóng đại.
07. Tình yêu chưa trưởng thành là vì em cần anh, nên yêu anh. Tình yêu trưởng thành là vì em yêu anh, nên anh cần em.
08. Tôn trọng cuộc sống, tôn trọng người khác cũng như cuộc sống của chính mình là yếu tố đồng hành không thể thiếu trong quá trình sống và là điều kiện tiên quyết của một sức khoẻ tinh thần khỏe mạnh.
Trí Thức Trẻ