MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống tối giản như người Nhật: Càng có ít càng tự do

31-10-2020 - 08:08 AM | Sống

Cuộc đời "nặng" hay "nhẹ" không do hoàn cảnh mà ở cách nhìn. Trước khi đón nhận điều gì mới, trước hết cần dọn dẹp chính bản thân mình!

Sự tương đồng giữa Nhật Bản và Thụy Điển

Chủ nghĩa tối giản từ lâu đã gắn liền với nghệ thuật. Phong trào "less-is-more" bắt đầu từ những năm 1960 và đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Lối sống này cho phép chúng ta có nhiều thời gian hơn, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn và thư giãn mà không phải lo lắng quá nhiều.

Tất cả chúng ta đều cố gắng để có nhiều hơn, mua nhiều hơn, đạt được nhiều hơn và kiếm được nhiều hơn. Nhưng đến cuối cùng nhiều người cũng hiểu ra rằng sống đơn giản mới thực sự là cuộc sống "sung túc" nhất. Dưới đây là sáu bài học từ những người Nhật Bản theo phong cách "ít hơn là nhiều hơn":

1. Loại bỏ những thứ không cần thiết

Lý do gì khiến Nhật Bản trở thành quốc gia năng suất đến như vậy? Nếu có điều gì đó làm họ chậm lại hoặc không "khơi dậy niềm vui" (có thể là thói quen, thức ăn, con người), họ sẵn sàng từ bỏ. Giữ những thứ xấu xí thậm chí khó hơn nhiều so với việc loại bỏ hoàn toàn. Một nghiên cứu cho thấy chúng ta có một lượng sức mạnh ý chí hữu hạn, nhưng nếu chúng ta có thể biến hành động thành thói quen thì hoàn toàn có thể duy trì.

2. Không gian trống

Sống tối giản như người Nhật: Càng có ít càng tự do - Ảnh 1.

Ở Nhật Bản, có một phong cách được gọi là amor vacuii – "sở thích trống rỗng". Và nó được áp dụng trong mọi thứ từ nội thất, kiến ​​trúc, thiết kế sân vườn cho đến âm nhạc, cắm hoa và thơ ca. Hơn thế nữa; nó có thể được tìm thấy trong hầu hết các khía cạnh của cuộc sống Nhật Bản.

Coco Chanel đã từng nói: "Trước khi ra khỏi nhà, hãy nhìn vào gương và cởi bỏ một thứ".

Ví dụ, khi bạn tháo một chiếc khăn quàng cổ, bạn đã tạo khoảng trống cho các phụ kiện khác tỏa sáng. Trong một ngôi nhà cũng như trong một cuộc sống nếu có quá nhiều thứ thì sẽ chẳng có đồ vật nào có thể nổi bật. Thật khó để chúng ta định giá mọi thứ khi chúng ta sống trong vô vàn lựa chọn. Nhưng bằng cách tập trung vào và mở rộng không gian tối giản, những thứ bạn quyết định giữ lại sẽ được ưu tiên và coi trọng.

3. Danshari: Loại bỏ 80% và trân trọng những gì còn lại

Như đã đề cập ở trên, người Nhật Bản yêu thích không gian và sử dụng nó một cách tối ưu.

Tinh khiết, sạch sẽ, gọn gàng và cân bằng là tất cả những từ có thể dùng để mô tả nội thất phong cách Nhật Bản với sự tinh tế tối giản. Và nơi nào tốt hơn trong ngôi nhà của bạn để áp dụng những vẻ ngoài và cảm xúc này hơn là trong nhà bếp - một nơi bừa bộn, nóng nực và lộn xộn nhất trong nhà. Nếu có thể sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, công việc nấu ăn sẽ trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn rất nhiều. Các khía cạnh khác của cuộc sống cũng tương tự như vậy

Sống tối giản như người Nhật: Càng có ít càng tự do - Ảnh 2.

4. Ăn khi cần

Ở Nhật Bản, thực phẩm không phải là một "phương trình toán học" hay một "công cụ thương lượng". Họ ăn ba bữa đầy đủ và đủ chất mỗi ngày. Và chúng ta gần như không bao giờ nhìn thấy người Nhật ăn uống trên đường phố hoặc trên phương tiện giao thông công cộng. Thông thường chúng ta hình thành thói quen ăn không kiểm soát chỉ với dấu hiệu đói nhỏ nhất là khi lượng đường trong máu giảm.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng nếu bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình trong các bữa ăn chính, bạn không thực sự cần bổ sung bằng các bữa ăn vặt. Món ăn Nhật Bản trông có vẻ phức tạp nhưng lại khá dễ chế biến. Đơn giản chỉ cần mở một gói Miso (các nghiên cứu cho thấy rằng ăn một món súp như miso vào đầu bữa ăn giúp tiêu thụ ít calo hơn), lấy đậu phụ với nước tương, thêm một ít cơm và một hộp cá ngừ. Một bữa ăn đơn giản nhưng đủ chất đã được hoàn thành!

5. Không lệ thuộc vào vật chất (đặc biệt là tiền)

Người Nhật cực kỳ "sành điệu" nhưng lại không phải là nô lệ của thời trang. Họ chi tiêu cho những điều thực sự quan trọng và đầu tư cho chúng. Thói quen của người Nhật là lựa chọn loại vải chất lượng cao và thiết kế đơn giản. Tương tự với những thứ họ mua cho gia đình hoặc sở thích. Người Nhật cao chất lượng chứ không phải số lượng.

Sống tối giản như người Nhật: Càng có ít càng tự do - Ảnh 3.

6. Không lãng phí thời gian

Hầu hết chúng ta đều có một vài tật xấu tiêu tốn khá nhiều thời gian (chẳng hạn như Facebook và Instagram) không mang lại niềm vui cũng lợi ích rõ rệt nào. Nhưng chúng đầy cám dỗ và không khó để truy cập, vì vậy chúng ta vô tình bị rơi vào cái bẫy thông tin mà không hề hay biết. Hiện tại, hãy thử dừng lại và đặt câu hỏi: Chúng thực sự mang lại cho bạn bao nhiêu niềm vui? Thông thường, gần như không có. Mạng xã hội và "thế giới ảo" ngày ngày đưa đến cho bạn rất nhiều thông tin nhưng hầu hết chúng chỉ khiến bạn tự ti về bản thân, đố kị và những cảm xúc tiêu cực.

Hãy nhìn vào những người sống ở thời kì trước khi xuất hiện truyền thông xã hội - họ hạnh phúc, họ dành nhiều thời gian hơn cho người khác mà không cần phải ngụy tạo về cuộc sống hoàn hảo của bản thân.

Trong cuộc sống nhộn nhịp và đầy cám dỗ này, sống tối giản đã và đang trở nên thịnh hành. Học được cách buông bỏ, vạn sự tự khắc nhẹ nhàng!

Nguồn: Japana

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên