MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị "bê tông hóa" với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường

22-02-2023 - 14:24 PM | Sống

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị "bê tông hóa" với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường

Cuộc điều tra ở Trung Quốc đã phát hiện ra rằng có đến 813 biệt thự và 294 căn hộ xây dựng trái phép trên sườn núi Changyao, chiếm 230ha đất tương đương 92% diện tích.

Năm 2021, hành khách bay qua núi Changyao ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc sẽ thấy một công trường xây dựng khổng lồ trải dài với những cần cẩu sừng sững đè lên hàng chục căn biệt thự dở dang như những chiếc hộp bê tông. Xung quanh là những dãy chung cư đã hoàn thiện. Đất được đào lên, chất đống khắp nơi và được phủ bằng những tấm ni-lông màu xanh lá.

Trước đó, vùng sườn đồi bên bờ phía đông của hồ Dianchi, dải nước ngọt lớn nhất ở phía tây nam Trung Quốc, là kỳ quan thiên nhiên đồng thời là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm. Dưới những tán thông chính là nhà của người dân địa phương. Cuộc sống của họ diễn ra thật yên bình, tách biệt khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của thủ phủ tỉnh Côn Minh gần đó.

Dự án lớn phá hủy hệ sinh thái trong vùng

Cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2016 do các quan chức của Bộ Sinh thái và Môi trường phụ trách đã phát hiện ra rằng có đến 813 biệt thự và 294 căn hộ xây dựng trái phép trên sườn núi Changyao, chiếm 230ha đất tương đương 92% diện tích. Hoạt động xây dựng trái phép này không chỉ bê tông hóa núi Changyao mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái xung quanh.

Các nhà môi trường cho biết môi trường xung quanh hồ Dianchi bắt đầu bị ô nhiễm từ hoạt động khai thác đá và sản xuất hóa chất từ những năm 1980: "Nước hồ Dianchi nguyên sơ trong xanh, có tôm cá trong hồ, nhưng nó dần bị ô nhiễm bởi các nhà máy hóa chất được xây dựng dọc theo hồ và không ai chịu uống nước."

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị bê tông hóa với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường - Ảnh 1.

Theo những chuyên gia này, chất lượng nước ở Dianchi đã giảm xuống "dưới mức V" – mức thấp nhất trong tiêu chuẩn an toàn nước của Trung Quốc, nghĩa là không phù hợp cho nông nghiệp và sử dụng công nghiệp. Chính quyền địa phương đã đóng cửa nhiều nhà máy vào những năm 2000 để giải quyết ô nhiễm, nhưng vấn đề này trở nên khó khăn hơn khi làn sóng xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch.

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị bê tông hóa với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường - Ảnh 2.

Việc các dự án xây dựng mọc lên ồ ạt môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Zhang Zhengxiang - nhà môi trường ở Vân Nam đã chống ô nhiễm khu vực hồ Dianchi trong 4 thập kỷ cho biết ông rất đau buồn trước sự tàn phá ở núi Changyao. Một bài báo trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Côn Minh cũng nhận định việc phát triển bất động sản đã "ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái của hồ Dianchi" và sự phát triển đó đã xảy ra trong khu bảo tồn thiên nhiên của hồ.

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị bê tông hóa với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường - Ảnh 3.

Theo điều tra, dự án xây dựng trái phép này thuộc Northstar Group - một tập đoàn tư nhân địa phương. Công trình được khởi công vào đầu năm 2015, biến ngọn núi Changyao từng xanh tươi cách đây hơn 1 thập kỷ trở thành một "ngọn núi bê tông". Tổng cộng có 1.107 tòa nhà đã được xây dựng trên núi, mặc dù không phải tất cả số đó đều nằm trong loại khu vực được bảo vệ cấm phát triển bất động sản.

Vụ việc đã được đưa ra ánh sáng vào tháng 5 năm 2021, gây xôn xao dư luận Trung Quốc trong một thời gian dài.

Cái kết đắng cho công trình xây dựng trái phép

Sau cuộc điều tra, các nhà chức trách ở tỉnh Vân Nam đã ra lệnh phá dỡ hơn 1.000 biệt thự và căn hộ thuộc dự án này. Theo một thông cáo báo chí từ chính quyền tỉnh, cả Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Ruan Chengfa và Tỉnh trưởng Wang Yubo đã đến hiện trường để giám sát công việc phá hủy công trình.

Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam cũng kêu gọi chính quyền Côn Minh phải khôi phục hệ sinh thái càng sớm càng tốt. Mục tiêu đề ra là kiên quyết giải quyết tình trạng các dự án BĐS phát triển quá mức ở vùng núi này.

Sốt BĐS, một ngọn núi ở Trung Quốc bị bê tông hóa với hơn 1.000 biệt thự và căn hộ: Là công trình xây dựng trái phép, buộc phải dỡ bỏ vì phá hủy môi trường - Ảnh 4.

Cùng với hàng chục máy xúc phá hủy các biệt thự, khoảng 1.700 công nhân đã được điều động đến công trường để bắt đầu trồng rừng trên sườn đồi. Theo truyền thông xứ Trung, việc dỡ bỏ các biệt thự được hoàn thành trong tháng 5 năm 2021. Chính quyền thành phố đã tuyên bố sẽ đưa ra một kế hoạch chấn chỉnh với thời gian, nhiệm vụ chi tiết, các bộ phận và quan chức chịu trách nhiệm cụ thể để sàng lọc toàn diện và kỹ lưỡng về các vi phạm tương tự được triển khai xung quanh hồ Dianchi.

Liu Jiachen, thị trưởng Côn Minh cho biết chính phủ sẽ không chỉ chấn chỉnh dự án núi Changyao mà còn đánh giá những dự án khác nằm trong khu vực được bảo vệ xung quanh hồ Dianchi.

"Chúng tôi sẽ kiên quyết ngăn chặn bất kỳ dự án nào đi ngược lại việc bảo tồn hệ sinh thái của hồ Dianchi," ông nói.

(Tổng hợp: SCMP, Chinadailyhk, Globalconstructionreview)

Ánh Lê

Thể thao văn hóa

Trở lên trên