Start-up mới nổi của Trung Quốc chi hàng trăm triệu USD tự tin đánh bại Starbucks
Bắt đầu đi vào hoạt động khoảng 1 năm trước, Luckin Coffee tự tin rằng họ sở hữu mô hình kinh doanh hoàn toàn có thể giành chiến thắng trước đối thủ Starbucks.
- 16-01-2019Trung Quốc là nơi đầu tiên sử dụng ứng dụng gọi xe không người lái
- 16-01-2019Ở Trung Quốc, ai cũng muốn trở thành Elon Musk tiếp theo
- 16-01-2019Trung Quốc tuyên bố trồng những cây đầu tiên trên mặt trăng
Luckin Coffee là một start-up của Trung Quốc phát triển dịch vụ bán cafe cho dân văn phòng. Công ty này hiện đang rót hàng triệu USD mỗi năm để mở hàng loạt cửa hàng, nhằm cạnh tranh với Starbucks và đánh bật hãng này ra khỏi top những cửa hàng cafe đắt khách nhất Trung Quốc.
Bắt đầu đi vào hoạt động khoảng 1 năm trước, Luckin Coffee tự tin rằng họ sở hữu mô hình kinh doanh hoàn toàn có thể giành chiến thắng. Đó là, mở một loạt các cửa hàng nhỏ, đánh bại con số của Starbucks cho tới cuối năm nay. Công ty sẽ triển khai một ứng dụng giao hàng nhanh chỉ trong khoảng 18 phút với rất nhiều chương trình ưu đãi. Theo họ, để đánh bại Starbucks, Luckin đã "ngốn" 130 triệu USD mỗi năm.
Một cửa hàng của Luckin tại Bắc Kinh.
"Hiện tại, Trung Quốc là thị trường "màu mỡ" nhất và mang về khoản lợi nhuận khủng nhất của Starbucks. Tuy nhiên để đạt được điều đó, Starbucks đã phải đối mặt với 9 năm thua lỗ nặng. "Chúng tôi sẽ thành công nhanh hơn họ", Giám đốc chiến lược của Luckin - Reinout Schakel, trả lời một cuộc phỏng vấn.
Những gì Luckin đạt được cho tới nay đã khiến Starbucks cảm thấy áp lực, dù từ trước chưa có đối thủ xứng tầm và đủ "quyền lực" để chiếm lĩnh thị trường với hơn 50% thị phần. Cả hai công ty đang sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau khi nhắm tới thị trường bán lẻ cafe trị giá 3,2 tỷ USD - nơi Starbucks là đơn vị phát triển nhanh nhất với vị trí lớn thứ hai. Sự cạnh tranh này có thể còn "nóng" hơn do kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Mạnh là thế nhưng công ty có trụ ở tại Seattle này gần đây đã phải giảm bớt tham vọng tại thị trường Trung Quốc dù vẫn đang nhắm tới mục tiêu tăng gấp 3 doanh thu vào năm 2022. Starbucks cho biết hồi tháng trước rằng tăng trưởng doanh số của các cửa hàng có thể thấp hơn 1% và tình trạng "ăn lẫn nhau" (cannibalize) đang khiến họ đối mặt với khó khăn.
Tăng trưởng doanh số các cửa hàng (SSSG) của Starbucks tại Trung Quốc đã chậm lại.
Luckin hiện có giá trị 2,2 tỷ USD và được "hậu thuẫn" bởi nhiều nhà đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư nhà nước GIC của Singapore và China International Capital Corp. Start-up này chủ yếu tập trung vào tính tiện lợi trong mô hình kinh doanh, nhắm tới dân văn phòng với các sản phẩm có chi phí thấp hơn 1/3 so với Starbucks.
Trong khi đối thủ mang tầm cỡ toàn cầu tự hào về những ly cafe ấm nóng, chất lượng dịch vụ và không gian của các quán cafe được thiết kế kết hợp giữa nhà và văn phòng, thì Luckin lại có lợi thế về sự tiện lợi. Các cửa hàng của Luckin không sử dụng tiền mặt và các khách hàng có thể nhận những ly cafe ngay tại văn phòng mà không cần phải nói với ai.
Các cửa hàng này được đặt ở gần hoặc ngay bên trong các tòa nhà văn phòng, được thiết kế cho dịch vụ chuyển hàng và nhận hàng nhanh, loại hình phục vụ mà Starbucks đã "chậm chân". Dù người Trung Quốc rất phụ thuộc vào các dịch vụ giao thực phẩm, nhưng Starbucks lại chỉ triển khai khi có sự hợp tác của Alibaba hồi tháng 8.
Schakel cho hay: "Nếu tôi là một nhà đầu tư của Starbucks, tôi cũng sẽ đầu tư vào Luckin vì sự an toàn."
Luckin đã đặt mục tiêu sẽ mở 4500 cửa hàng trong năm nay và hầu hết kích cỡ chỉ tương đương với một căn hộ nhỏ chứ không phải một quán cafe với không gian rộng. Về phần mình, Starbucks cũng đang xây dựng những nhà bếp nhỏ, chỉ tập trung vào việc giao hàng tại các siêu thị Freshippo của Alibaba và hơn 2000 cửa hàng của họ cũng đã sẵn sàng cho dịch vụ này.
Bên trong một cửa hàng của Luckin tại Bắc Kinh.
Lucking, còn có tên gọi khác theo tiếng Trung Quốc là Ruixing, đã phải đối mặt với một cuộc chạy đua đầy trắc trở với đối thủ tầm cỡ toàn cầu với 20 năm hoạt động. Công ty start-up của địa phương đang "đánh cược" bằng những chương trình giảm giá và khuyến mãi để thu hút khách hàng, điều này có thể giúp doanh thu của công ty tăng vọt. Thế khó của Luckin là Trung Quốc đang tràn ngập những công ty start-up với mô hình kinh doanh "ngốn" rất nhiều tiền và các chiến lược truyền thông rất hoành tráng nhưng lại không mang lại lợi nhuận.
Hơn nữa, giá trị thương hiệu, hương vị và khả năng nghiên cứu, phát triển là những rào cản lớn hơn nhiều mà Luckin phải vượt qua Starbucks, Jack Chuang, đối tác của OC&C Strategy Consultants, nói.
Chuang nói thêm: "Luckin đang áp dụng tư duy Internet - nếu họ trở nên lớn mạnh thì sẽ tạo một thói quen cho người tiêu dùng. Nhưng vấn đề đó là thực phẩm và đồ uống nên sẽ rất khó để tạo ra một thói quen đối với một lời cam kết về giá trị được trợ giá quá cao."
Schakel cho biết rằng Luckin sở hữu mức vốn cao và "không lập tức tập trung vào việc huy động tăng vốn" dù đã có thông tin rằng công ty này đang chuẩn bị cho một đợt IPO tại Hồng Kông. Ông nói rằng họ đang ngày càng có nhiều đối tác hơn, ví dụ như "ông lớn" Tencent cũng như các chuỗi thực phẩm và đồ uống khác ở nước ngoài.
"Shipper" của Luckin sẵn sàng để giao hàng.
Vị giám đốc cho hay, về việc tìm cách chuyển trọng tâm từ việc cạnh tranh với Starbucks, Trung Quốc đã có đủ tiềm năng để duy trì nhiều hơn là chỉ duy trì một chuỗi cafe như Starbucks. Người tiêu dùng Trung Quốc hiện chỉ tiêu thụ 4 đến 5 cốc mỗi người, trong khi Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc lại là 300 cốc.
Ngay cả khi đối mặt với nhiều thách thức đến vậy, Luckin vẫn rất mong muốn có thể gặt hái được thành công như Starbucks bởi họ đã trở thành "nhà tiên phong" thúc đẩy tiêu thụ cafe ở Trung Quốc - một quốc gia vốn có truyền thống uống trà. Luckin sẽ tập trung vào các thành phố loại 1 và 2, theo dõi việc tiếp cận những địa điểm ở vùng nông thôn Trung Quốc của Starbucks.