MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Startup bị chê ‘99% thất bại’ trong Sharktank: ‘Các bạn không nên bình luận như vậy sau khi xem vài phút trên sóng truyền hình’

23-12-2017 - 16:49 PM | Doanh nghiệp

“Những người bình luận như vậy, chắc gì các bạn đó đã có những kinh nghiệm và chuyên môn như chúng tôi? Chắc gì bạn đã có đầu óc nhanh nhạy và tư duy kinh doanh như các Shark? Cho nên, việc các bạn chưa hiểu rõ vấn đề mà đã mạnh dạn lên tiếng để chứng tỏ bản thân, theo tôi đó là điều không nên” – Founder Tictag chia sẻ suy nghĩ cá nhân.

* Nhiều bình luận cho rằng Startup của bạn 99% thất bại và Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse cũng như Shark Trương Lý Hoàng Phi – Giám đốc BSSC đầu tư quá liều. Bạn nghĩ sao về bình luận này?

Đoàn Thiên Phúc – Founder kiêm CEO Tictag: Chúng tôi tham gia Shark Tank và quá trình ghi hình từ 1-2 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian dài như vậy, chúng tôi thảo luận với các Shark về rất nhiều vấn đề, và thời lượng lên sóng chỉ vọn vẹn vài phút. Việc khán giả bình luận khen chê sau khi xem chương trình là hoàn toàn bình thường.

Có những bạn sau khi xem xong chương trình nhắn tin chúc mừng tôi, có những bạn đưa ra những phân tích rất hay và tôi cũng cảm ơn các bạn đó rất nhiều.

Còn với một số bạn đưa ra bình luận theo kiểu 99% thất bại sau khi xem vài phút trên sóng khi mà chưa biết gì về mô hình của chúng tôi, về công nghệ, về lợi thế cạnh tranh thì chúng tôi cũng không có thời gian để quan tâm đến các bình luận đó. Vì chúng tôi còn phải tập trung vào những đối tác, khách hàng của mình, những người đang đồng hành và phát triển cùng chúng tôi.

Ngoài ra, với những người bình luận như vậy, chắc gì các bạn đó đã có những kinh nghiệm và chuyên môn như chúng tôi? Chắc gì bạn đã có đầu óc nhanh nhạy và tư duy kinh doanh như các Shark ? Cho nên, việc các bạn chưa hiểu rõ vấn đề mà đã mạnh dạn lên tiếng để chứng tỏ bản thân, theo tôi, đó là điều không nên.

Việc các bạn đó quá dễ dàng để đưa ra một phán xét khi thực sự bạn còn chưa hiểu bản chất vấn đề là gì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả to lớn cho bản thân các bạn đó trong tương lai từ những quyết định hời hợt và đầy tính chứng tỏ cá nhân như vậy.

* Phúc thấy thế nào khi đã có tới 3 Sharks từ chối, nhất là khi Shark Thái Văn Linh chia sẻ các case tương tự nhưng dùng App đã biến mất cách đây 5 năm?

Nhận định của các Shark là chính xác, vì bản thân tôi cũng đã từng tiếp xúc với các doanh nghiệp như chị Linh nói. Tôi đồng ý với chị Linh vì tôi đã thấy rất nhiều mô hình như vậy, trong đó có những người bạn của tôi đã thất bại khi đi theo hướng đó.

Tuy nhiên, những thấy bại của những doanh nghiệp tương tự trong quá khứ không phải rào cản niềm tin về tiềm năng thị trường này, mà là những bài học vô cùng quý giá cho những người đi sau. Tôi đã có khoảng thời gian đồng hành, tìm hiểu và phân tích cùng các CEO và kể cả nhà đầu tư của những công ty này, phân tích bài toán con gà - quả trứng của họ theo như Shark Linh chia sẻ, với góc nhìn của từng người đã thất bại trong lĩnh vực này.

Hầu hết những vấn đề họ đưa ra về lý do thất bại chúng tôi đều nghiền ngẫm và đưa ra từng giải pháp cụ thể trong những vấn đề đó, và chính bản thân tôi là người đã dẫn đội sale đi triển khai đến từng đối tác trong 2 năm đầu để lắng nghe thêm ý kiến của các doanh nghiệp về việc hợp tác thế nào là hợp lý. Từ đó, chúng tôi có những chiến lược cụ thể để phủ thị trường cũng như cải tiến về công nghệ để mang lại trải nghiệp tốt nhất với người dùng.

* Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn?

Mô hình này có 3 bài toán cơ bản phải giải quyết:

- Một là tạo ra tập khách hàng và điểm chấp nhận thẻ đủ lớn. Đây là bài toán chị Linh đưa ra, chúng tôi có những chiến lược cụ thể để đạt được những tập khách hàng/cửa hàng này bằng sự hợp tác lâu dài và kết hợp với các đề án của chính phủ cũng như những doanh nghiệp có chuỗi lớn.

- Hai là công nghệ phải vừa bảo mật vừa tiện dụng để đảm bảo trải nghiệm người dùng .

Các app truyền thống phải trải qua nhiều công đoạn như mở khóa điện thoại, tìm app, mở app, chờ load từ internet, quét code bằng camera hoặc chọn thẻ, xác nhận thanh toán… trong khi với Tictag là chạm thẻ và giao dịch sẽ được thực hiện. Các nước phát triển hoặc gần Việt Nam nhất là Singapore loại hình này rất thịnh hành, điển hình là thẻ Ezlink của Singapore, họ dùng thẻ tap&pay đó cho hầu hết các dịch vụ đi lại và mua sắm.

Tuy rất tiện dụng nhưng chúng tôi cũng rất quan tâm việc bảo mật các dịch vụ của mình. Bản thân tôi từng làm rất nhiều trong ngành bảo mật ngân hàng, chúng tôi hiểu rất rõ những hạn chế của các hệ thống như vậy nên ngoài việc kế thừa các chuẩn bảo mật của họ, chúng tôi còn tự xây dựng thêm những lớp bảo mật riêng để đảm bảo hạn chế tối đa việc gian lận trong hệ thống.

- Ba là các dịch vụ có thể sử dụng phải đa dạng. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tương đối đa dạng, từ chống trộm xe máy, vé sự kiện, thẻ trả trước cho đến thẻ tích lũy điểm…

Một sản phẩm dịch vụ thành công thì không phải nằm ở bao nhiêu người dùng mà là người dùng sử dụng bao nhiêu lần trong ngày, trong tuần.

* Cảm ơn bạn!

Theo Bảo Bảo

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên