Startup Việt Nam sắp đứng trên bệ phóng khởi nghiệp
Ngày 19/5, tại khách sạn Caravele (Quận 1 TP HCM), đại diện Fidelity Ventures, CEO Peter Nguyễn (Xuân Vũ) đã có buổi gặp gỡ và làm việc với các doanh nghiệp ở Việt Nam trong đó có OneCapital và Công ty Cổ phần kinh doanh Bò Thịt Việt Nam (VBBC).
- 25-04-2016Bớt ảo tưởng Startup đi. Quẳng hết son phấn, váy vóc, tự tôn còn chẳng ăn ai!
- 22-04-2016Thế giới 'đổ xô' rót vốn cho startup Việt
Việt Nam hiện được đánh giá là một thị trường tiềm năng với cơ cấu “dân số vàng”, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài.
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ. Kết quả cho thấy, nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đông, trong số 100 dân thì có 56 người trong độ tuổi lao động, số người trong độ tuổi phụ thuộc (trẻ em chưa đủ 14 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên) là 44 người. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, đây được xem như một lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước nếu năng suất lao động của nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây dẫn phân tích của Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" từ năm 2010 đến năm 2040. VCCI cũng dẫn kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, đây là giai đoạn các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp.
Cơ cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai. Lực lượng lao động dồi dào với đặc tính cần cù, thông minh cũng đang là yếu tố tạo nên sức hút của Việt Nam với các nhà đầu tư quốc tế, khiến nước ta trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới.
Những yếu tố lợi thế về cơ cấu dân số, cộng với việc Việt Nam đã chính thức gia nhập TPP và các chủ trương chính sách linh hoạt của nước ta trong thời điểm hiện lại thực sự tạo nên những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Minh chứng cho điều này là việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư của một loạt các tập đoàn lớn sang Việt Nam như Intel, Canon, Samsung, LG Electronics…
Nắm bắt được những thế mạnh của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, Fidelity Ventures đã tổ chức cuộc gặp với các doanh nghiệp nước ta nhằm mở đường cho các quyết định đầu tư của mình. Cuộc gặp giữa Fidelity Ventures và các doanh nghiệp trong nước đã mở ra các hướng kêu gọi vốn về hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao (gồm các lĩnh vực: IoT, FinTech, EduTech, Ecommerce), nông nghiệp và tài chính.
Đại diện Fidelity Ventures cũng chia sẻ ông đánh giá rất cao môi trường đầu tư của Việt Nam, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài. Những người trẻ Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn cho các dự án khởi nghiệp (startup) với lợi thế đến từ tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của người Việt. Chính vì vậy, khi đầu tư sang Việt Nam, Fidelity Ventures cũng mong muốn sẽ là bệ đỡ cho hàng vạn dự án startup của các bạn trẻ người Việt.