Steve Jobs chỉ ra sự thật đơn giản nhưng tàn nhẫn mà CEO nào cũng phải đối mặt: Lao công được phép làm điều này, còn lãnh đạo thì tuyệt đối không!
Theo Steve Jobs, đây chính là điều khiến những người lãnh đạo khác biệt so với số đông còn lại.
- 11-04-201910 dấu hiệu cho thấy bạn đang nghèo "rớt mồng tơi" mà đến chính bạn còn chẳng nhận ra!
- 10-04-2019Không chỉ cứu tôi khỏi cảnh đói khát, bữa ăn từ người xa lạ còn dạy bài học thấm thía về lòng người: Đã muốn cho đi, hãy cho đi điều tuyệt vời nhất!
Steve Jobs là người kỳ vọng rất nhiều ở bản thân. Vì vậy, ông cũng kỳ vọng rất nhiều ở người khác, đặc biệt là những người ngồi trên ghế lãnh đạo.
Trong Think Like Amazon - tác phẩm mới nhất của John Rossman, tác giả của nhiều cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo, ông có kể lại một giai thoại về Steve Jobs.
Khi một vài nhân viên ở Apple được thăng chức thành phó giám đốc, Steve Jobs đã kể một câu chuyện. Ông nói với họ rằng, nếu rác trong phòng ông không được đổ, ông sẽ đi tìm người lao công để yêu cầu giải thích. Người lao công có thể trả lời: “Ổ khóa phòng ông đã bị thay, mà tôi lại không kiếm được chìa khóa mới.”
Câu trả lời của người lao công hoàn toàn hợp lý. Đây là một lý do có thể chấp nhận được. Người lao công không thể nào làm việc nếu thiếu chìa khóa. Là một người lao công, anh ta được phép viện lý do.
“Nếu bạn là lao công, lý do được chấp nhận,” vị CEO quá cố của Apple nói với các phó chủ tịch vừa được bổ nhiệm. “Tuy nhiên, từ vị trí lao công lên tới CEO, lý do không còn quan trọng nữa.”
Ông nói tiếp: “Nói cách khác, khi một nhân viên trở thành phó chủ tịch, anh ta hay cô ta không được phép bao biện cho sự thất bại của mình. Một vị phó chủ tịch phải chịu trách nhiệm cho mọi sai lầm xảy ra, cho dù lý do là gì đi nữa.”
Steve Jobs cho rằng người lãnh đạo không được phép viện lý do cho thất bại của mình.
Rossman so sánh loại trách nhiệm này không khác nào “quản lý một quốc gia lệ thuộc vào mình”: Chịu trách nhiệm tuyệt đối cho mọi vấn đề nằm dưới sự kiểm soát của bản thân.
Đó chính là nguyên tắc lãnh đạo “không ngụy biện”.
Nếu bạn cần một sản phẩm để hoàn thiện đơn hàng, nhưng nhà cung cấp lại gửi bạn trễ? Nhẽ ra bạn nên đảm bảo họ làm đúng cam kết. Nhẽ ra bạn nên có kế hoạch dự phòng. Việc vận chuyển muộn có thể là lỗi của nhà cung cấp, nhưng việc tổng hợp hàng hóa đầy đủ lại là trách nhiệm của bạn.
Một hành khách ăn mặc xuề xòa đến Tampa để tham dự một cuộc thi nói. Nhân viên hàng không yêu cầu kiểm tra hành lý xách tay trước khi anh ta vào máy bay, và cuối cùng, hành lý ký gửi thì lại thất lạc sang tận Las Vegas. Nhẽ ra hành khách đó nên chuẩn bị một bộ quần áo dự phòng trong ba lô, hoặc ăn mặc tử tế trong chuyến bay. Làm mất hành lý là lỗi của hãng hàng không, nhưng việc chuẩn bị đủ quần áo là trách nhiệm của vị hành khách đó.
Người ta thường nói: “Hãy cầu nguyện như thể Chúa sẽ chăm lo mọi thứ, hãy hành động như thể mọi thứ đều phụ thuộc vào bạn.”
Điều này cũng đúng với trách nhiệm cá nhân. Nhiều người nghĩ rằng, thành công hay thất bại là do ngoại lực - đặc biệt là do sự chi phối của người khác. Nếu họ thành công, đó là vì người khác giúp họ, hỗ trợ họ,... Nếu họ thất bại, đó là vì người khác khiến họ thất vọng, không tin tưởng họ, không giúp họ,...
Trong một phạm vi nào đó, điều này không sai. Không ai có thể làm mọi thứ một mình.
Tuy nhiên, những người thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào mọi người. Họ luôn có kế hoạch dự phòng. Họ cố gắng để đạt những điều tốt nhất và chuẩn bị cho những điều xấu nhất. Họ có kỳ vọng rõ ràng. Họ giao tiếp rất nhiều. Họ theo sát mọi thứ. Họ tư vấn, dẫn dắt, và đào tạo người khác. Họ lãnh đạo và giao việc cho nhân viên. Nhưng đến cuối cùng, người chịu trách nhiệm vẫn là họ.
Tại sao? Bởi lẽ, những người thành công biết rằng thứ duy nhất họ kiểm soát được là bản thân mình. Họ hành động như thể thành công hay thất bại đều do mình quyết định. Nếu thành công, đó là nhờ họ. Nếu thất bại, đó là do họ.
Đừng lãng phí năng lượng của mình để hy vọng hay lo lắng về những thứ có thể xảy ra. Hãy dùng nó để biến mọi thứ thành hiện thực. Hãy chủ động.
Hãy chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề nằm trong tầm kiểm soát của mình. Đặc biệt là những thứ làm nên sự khác biệt cho thành công của bạn.
Như Steve Jobs vẫn nói: “Lý do không còn quan trọng nữa.”
Đừng bao giờ tìm lý do ngụy biện.
BI