Steve Jobs cứu cả đế chế Nike chỉ bằng một câu nói có vẻ "tào lao" nhưng lại rất thâm thúy
Cố gắng theo đuổi mọi cơ hội không có nghĩa là sẽ đi nhanh hơn. Giống như chúng ta xây nhà vậy, chẳng thể nào xây cùng lúc nhiều tầng mà chỉ có xây móng vững chắc mới có cơ hội phát triển lên mà thôi.
- 04-09-2016Chiếc áo khoác Steve Jobs mặc lúc "bôi nhọ" IBM được bán với giá gần 100 triệu đồng
- 02-09-2016Đừng buồn nếu bạn bị sếp đuổi việc, Steve Jobs hay Hillary Clinton... từng “thảm” hơn bạn rất nhiều!
- 26-06-2016Pixar – Một di sản vĩ đại khác của Steve Jobs
Mỗi công ty dù lớn hay bé đều có những lúc thăng trầm trong lịch sử. Mặc dù cả Nike và Apple đều là những công ty hàng ở thời điểm hiện tại, nhưng họ cũng đã có những khoảng thời gian đen tối. Và ít ai biết rằng chính Steve Jobs là người đã góp công rất lớn trong việc vực dậy 2 tập đoàn này.
Theo đó, vào năm 2006, Mark Parker chính thức trở thành CEO của Nike. Ngay lập tức, ông gọi điện cho Steve Jobs để xin một vài lời khuyên về công việc kinh doanh.
Thời điểm đó đang là một bước chuyển mình của công nghệ, khi các thiết bị kĩ thuật số được Nike nghiên cứu đưa vào các hàng ngàn sản phẩm. Tuy nhiên, Steve Jobs đã nhận ra được vấn đề đối với Nike:
"Nike tạo ra những sản phẩm tốt nhất thế giới, những sản phẩm thực sự hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó, các cậu cũng làm ra nhiều thứ… tào lao. Hãy dẹp những thứ đó đi, tập trung vào những cái tốt nhất ấy".
"Ông ấy hoàn toàn đúng. Chúng tôi phải sửa đổi thôi", Parker thốt lên.
Ngay lập tức, thay vì cứ lao theo những dòng sản phẩm mới, Nike đã quyết định hợp tác với Apple và theo đuổi những thứ họ đang làm tốt nhất. Từ đó, Nike+ đã ra đời và trở thành một trong những chiến dịch thành công nhất của họ.
Không riêng gì Nike, Apple cũng từng gặp phải hoàn cảnh tương tự năm 1997. Khi Apple rơi vào khủng hoảng, Steve Jobs ngay lập tức ra chỉ thị: ngưng kinh doanh gần 70% sản phẩm. Kết quả là Apple hồi sinh, từ thua lỗ 1,04 tỉ USD đến đạt 309 triệu USD lợi nhuận.
Lý do là bởi Apple đã bị phân tán bởi quá nhiều cơ hội trước mắt. Nắm bắt cơ hội đồng nghĩa Apple phải tiêu tốn thêm tiền bạc, thời gian và cả năng lượng nữa. Điều này khiến công ty có trụ sở tại Cupertino trở nên kiệt sức khi theo đuổi tất cả cơ hội phía trước.
Bài học ở đây: tại sao không tập trung vào chỉ một điều mình đang thành công nhất?
Xã hội gây cho chúng ta áp lực. Do đó, ta buộc phải đuổi theo hầu hết những cơ hội hiện có, nếu không muốn tụt hậu.
...Vì chúng ta sợ có người khác cướp mất chúng.
Nhưng nếu, chúng ta thực sự muốn làm một điều gì đó vĩ đại, chúng ta phải học cách nắm bắt cơ hội "có chọn lọc". Đổi lại là sự tập trung toàn lực mà ta cần.
Thời đại Internet phát triển rộng khắp, xoay quanh chúng ta là hàng tá những lựa chọn và thông tin. Trong khi đó, tất cả những gì chúng ta mong muốn chỉ là điều giản đơn. Một khi hiểu được thông điệp đơn giản này, chúng ta có thể đứng ngoài vòng xoáy thông tin kia.
Apple thời Steve Jobs mất tới 3 năm chỉ để bán một sản phẩm duy nhất là máy tính Apple 1. Sau khi sản phẩm này tạo được dấu ân với người dùng, nhà Táo mới bắt đầu tiến lên cái mới.
Tạo dựng một điều gì đó trở thành xuất sắc là điều hiếm thấy. Nhưng thế giới luôn ưu ái sự hiếm thấy. Và trong thực tế, khi muốn tìm giải pháp tốt nhất cho một vấn đề, chúng ta nên tập trung vào đó, thay vì dàn trải quá nhiều hướng để rồi chẳng đi đến đâu.
Ngoài ra, hãy luôn giữ cho đầu óc luôn tỉnh táo và không bị dao động bởi những yếu tố bên ngoài. Bởi lẽ việc chúng ta bị cuốn theo cơ hội mới là điều không tránh khỏi, nhưng hãy xác định được cái gì cũng nên bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất và phát triển lên từ từ.
Giống như chúng ta xây nhà vậy, chẳng thể nào xây cùng lúc nhiều tầng mà chỉ có xây móng vững chắc mới có cơ hội phát triển lên mà thôi.
Trí thức trẻ/CafeBiz